Ngành muối không ít khó khăn để phát triển

Thực trạng
Bình Thuận có 192 km bờ biển, phần lớn địa hình bằng phẳng, nồng độ nước biển cao và ổn định. Cùng với đó, thời tiết khí hậu phù hợp cho việc sản xuất muối công nghiệp với công nghệ phơi nước.
Đến nay, toàn tỉnh có 975 ha chuyên sản xuất muối, tập trung ở vùng phía Bắc tỉnh (Tuy Phong) với 2 đồng muối Thông Thuận 217 ha và đồng muối Vĩnh Hảo 567,5 ha. Ngoài ra còn có đồng muối Chí Công với 80,5 ha... Ở phía Nam có đồng muối Thanh Phong (Tân Thuận, Hàm Thuận Nam) 110 ha, trong đó gồm 70 ha muối thủ công và 40 ha muối sạch.
Các doanh nghiệp và HTX sản xuất muối được UBND tỉnh giao đất sản xuất thời hạn từ 15 - 49 năm, cơ sở hạ tầng sản xuất muối cơ bản đáp ứng yêu cầu sản lượng theo kế hoạch hàng năm.
Trong số các đơn vị sản xuất muối, nổi bật nhất là Công ty CP Muối Vĩnh Hảo, Công ty TNHH Thông Thuận. Bên cạnh đó là các cơ sở chế biến muối như: Công ty TNHH muối và gia vị Đồng Lợi, Công ty CP muối Vĩnh Hảo, Công ty CP muối và thương mại Bình Thuận...
Với những lợi thế sẵn có, sản lượng muối hàng năm của Bình Thuận đạt khoảng 103.000 - 106.000 tấn/975 ha/năm.
Tìm hiểu tiềm năng
Tại buổi làm việc, CQG Consulting cho hay, muốn tìm hiểu để tư vấn cho một công ty hóa chất hàng đầu của châu Âu trong sản xuất muối tại Việt Nam với sản lượng khoảng 300.000 tấn/năm. Đồng thời, để ngỏ khả năng hợp tác với một công ty sản xuất muối của Việt Nam và có thể mở một nhà máy sản xuất soda để bao tiêu cho sản phẩm muối được làm ra. Đại diện của công ty cho biết: Công ty mong muốn tìm hiểu kỹ về những điều kiện, tiềm năng vùng sản xuất muối huyện Tuy Phong, cũng như khả năng mở rộng diện tích đồng muối và nguyên liệu sản xuất, chế biến với quy mô lớn. Trong khi đó, đại diện phía doanh nghiệp muối tại địa phương, ông Phan Văn Đào - Tổng Giám đốc Công ty CP Muối Vĩnh Hảo cho hay: Việc mở rộng đồng muối rất khó. Công ty đã nhiều lần trình cấp trên để tăng diện tích sản xuất muối nhưng chưa được. Công ty mong muốn tỉnh quy hoạch bổ sung từ 800 - 1.000 ha nữa cho đồng muối thì doanh nghiệp mới có khả năng đầu tư sản xuất, nâng cao sản lượng... Về phía Sở Nông nghiệp & PTNT cho rằng, hiện đồng muối của tỉnh khó mở rộng diện tích vì một số đồng muối nằm gần kề hồ nuôi tôm và các công trình khác như nhà ở, khu du lịch... Ngành muối địa phương chỉ có thể mở rộng diện tích muối sạch và muối công nghiệp, thu hẹp dần diện tích sản xuất muối thủ công.
Câu trả lời cho quá trình tìm hiểu đầu tư sản xuất, chế biến muối tại Bình Thuận hiện chưa có, trong khi đó diêm dân trong tỉnh đang rất cần được sự hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm.
Có thể bạn quan tâm

Mấy ngày nay, thương lái nhiều nơi “đổ” về Tiền Giang mua heo thịt và heo con với giá khá cao. Người chăn nuôi phấn khởi và sẵn sàng bán khi thương lái có nhu cầu.

Nông dân phường Phú Mỹ, TP. Thủ Dầu Một (Bình Dương) đang tận dụng từng mét đất hàng rào, vườn nhà để trồng lá giang tạo thêm nguồn thu nhập cho kinh tế gia đình.

Năm 2012, huyện Đam Rông được Sở NN&PTNT tỉnh Lâm Đồng chọn để triển khai Dự án trồng ca cao dưới tán điều. Dự án này, nhằm giúp cho nông dân tiếp cận với cây trồng có giá trị kinh tế cao, góp phần nâng cao giá trị sản xuất nông nghiệp và ổn định cuộc sống cho các hộ dân.

Hiện nay, dừa tươi bán rất có giá vì là thứ nước uống an toàn nhất, nên bà con nông dân nhiều nơi muốn trồng khôi phục lại vườn dừa. Nắm được cơ hội này, thương lái từ các tỉnh mang dừa giống bán trôi nổi tận các xóm, ấp trong tỉnh Cà Mau.

Sau những cơn mưa kéo dài vừa qua, nhiều diện tích lúa mùa ở các huyện, thành phố đã xuất hiện nhiều loại dịch hại. Để phòng trừ dịch hại sau mưa lũ, bà con nông dân trong tỉnh đang khẩn trương thực hiện các biện pháp phòng trừ, hạn chế thiệt hại do sâu, bệnh gây ra..