Ngành mía đường đột phá để hội nhập

Sau nhiều năm, ngành mía đường của nước ta dường như vẫn chưa đáp ứng được kỳ vọng của Nhà nước, của người dân, của bản thân những người nông dân trồng mía và cả các doanh nghiệp mía đường.
Tại Việt Nam, điều kiện phát triển cây mía rất thuận lợi, công nghiệp chế biến đường không quá phức tạp và cũng không đỏi hỏi công nghệ cao hay đặc biệt gì. Vậy tại sao ngành mía đường của Việt Nam vẫn ì ạch, không phát triển được?
Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai đã đầu tư trồng mía và sản xuất đường tại Lào và giá thành của họ thấp hơn trong nước. Hoàng Anh Gia Lai muốn được nhập khẩu đường từ Lào vào bán tại Việt Nam cũng gặp phải không ít khó khăn. Câu hỏi đặt ra: Tại sao một doanh nghiệp Việt Nam khi đầu tư ở nước khác thì lại có giá thấp hơn?
Chỉ còn chưa đầy ba năm nữa, các cam kết theo Hiệp định kinh tế ASEAN đối với ngành mía đường sẽ chính thức có hiệu lực. Điều này cũng đồng nghĩa với việc ngành mía đường sẽ gặp rất nhiều khó khăn và nếu không thay đổi, ngành này có thể sẽ thất thế ngay tại thị trường nội địa.
Chúng tôi có cuộc trao đổi với ông Đỗ Thanh Liêm, Phó Chủ tịch Hiệp hội Mía đường Việt Nam xung quanh vấn đề trên.
Có thể bạn quan tâm

Su su là rau đặc sản của thị trấn du lịch Tam Đảo (huyện Tam Đảo, Vĩnh Phúc). Với việc Hội nông dân (ND) xây dựng thương hiệu su su an toàn gắn với du lịch, nhiều hộ ND “phố núi” này đã có cuộc sống dư dật.

Thời gian qua, với chủ trương và chính sách hỗ trợ của TP, vùng nông nghiệp TPHCM không chỉ chuyển dịch theo hướng lựa chọn cây con có giá trị cao như rau an toàn, hoa lan, cây kiểng, cá cảnh… mà còn được khuyến khích đa dạng hóa các loại hình dịch vụ trong nông nghiệp.

Hiện giá gà ta lai được người chăn nuôi xuất chuồng chỉ 55.000 - 60.000 đồng/kg, trong khi đó, tiến hành khảo sát phần lớn các chợ ở Hà Nội, giá gà ta lai được bán ở mức 90.000-100.000 đồng/kg. Nhận thấy chi phí trung gian quá lớn (35.000-40.000 đ/kg), PV NNVN theo chân lái buôn gà tìm hiểu...

Một số cá nhân, tập thể sản xuất nông nghiệp (SXNN) tại Bình Dương đã được công nhận VietGAP, đây là tín hiệu đáng mừng sau thời gian dài Bình Dương “chậm” chân. Với những hạt nhân đầu tiên này, sản xuất VietGAP tại Bình Dương sẽ có hướng đi rộng hơn.

Thương lái Trung Quốc đang mua dưa hấu của Việt Nam với giá cao (khoảng 8.000 – 9.000 đồng/kg) và chưa xảy ra tình trạng ép giá đối với mặt hàng nông sản này.