Ngành mía đường đột phá để hội nhập

Sau nhiều năm, ngành mía đường của nước ta dường như vẫn chưa đáp ứng được kỳ vọng của Nhà nước, của người dân, của bản thân những người nông dân trồng mía và cả các doanh nghiệp mía đường.
Tại Việt Nam, điều kiện phát triển cây mía rất thuận lợi, công nghiệp chế biến đường không quá phức tạp và cũng không đỏi hỏi công nghệ cao hay đặc biệt gì. Vậy tại sao ngành mía đường của Việt Nam vẫn ì ạch, không phát triển được?
Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai đã đầu tư trồng mía và sản xuất đường tại Lào và giá thành của họ thấp hơn trong nước. Hoàng Anh Gia Lai muốn được nhập khẩu đường từ Lào vào bán tại Việt Nam cũng gặp phải không ít khó khăn. Câu hỏi đặt ra: Tại sao một doanh nghiệp Việt Nam khi đầu tư ở nước khác thì lại có giá thấp hơn?
Chỉ còn chưa đầy ba năm nữa, các cam kết theo Hiệp định kinh tế ASEAN đối với ngành mía đường sẽ chính thức có hiệu lực. Điều này cũng đồng nghĩa với việc ngành mía đường sẽ gặp rất nhiều khó khăn và nếu không thay đổi, ngành này có thể sẽ thất thế ngay tại thị trường nội địa.
Chúng tôi có cuộc trao đổi với ông Đỗ Thanh Liêm, Phó Chủ tịch Hiệp hội Mía đường Việt Nam xung quanh vấn đề trên.
Có thể bạn quan tâm

Không chỉ những nông hộ có truyền thống trồng dâu tây, hiện nhiều bà con người dân tộc K’Ho ở thị trấn Lạc Dương cũng đã gắn bó với loại trái cây đặc sản này. Cây dâu tây đã trở thành cây trồng quen thuộc và ngày càng được mở rộng diện tích tại đây.

Tại hội thảo, nhiều nông dân địa phương cho biết, nhờ sử dụng nguồn giống chất lượng cao và được cơ quan chuyên môn hướng dẫn kỹ thuật sản xuất nên từ đầu đến cuối vụ tất cả ruộng đậu phụng của mô hình đều sinh trưởng, phát triển tốt.

Tại phiên chợ, hai con cá ngừ đại dương được mua với giá hơn 2.100 JPY mỗi kg (tương đương khoảng 440.000 đồng) gấp hơn năm lần giá bán tại Việt Nam. Theo mức giá này thì con cá ngừ đại dương có trọng lượng 50 kg có giá 22 triệu đồng. Số cá ngừ còn lại được bán từ 150.000 đến hơn 300.000 đồng mỗi kg.

Xét về thị trường, Mỹ, Nhật Bản, EU là 3 thị trường lớn nhất của tôm Việt Nam, trong đó Nhật Bản là thị trường lớn nhất của tôm sú. Tuy nhiên, trong gần 7 tháng đầu năm 2014, thị trường Hà Lan, Hàn Quốc, Mỹ là 3 thị trường có tốc độ tăng trưởng mạnh nhất (100 – 298%) so với cùng kỳ năm trước.

Lâm Đồng chưa xảy ra hiện tượng ồ ạt chặt bỏ cây caosu để trồng các loại cây trồng khác như một số tỉnh trong vùng, nhưng rải rác ở những vùng đất canh tác không phù hợp thì hiện tượng này cũng đã bắt đầu xảy ra, hoặc chí ít là người dân bỏ mặc loại cây trồng này cho nắng mưa.