Ngành Mía Đường Cung Vượt Cầu 100.000 Tấn

Ngày 25-7, đại diện các nhà máy đường trong cả nước tham dự hội nghị tổng kết vụ sản xuất mía đường 2012 - 2013 tại Hậu Giang. So với một số mặt hàng nông sản khác, ngành mía đường có độ ổn định nhiều hơn trong 3 năm qua.
Trong đó, nổi lên hơn 93% diện tích vùng sản xuất mía nguyên liệu cả nước được các nhà máy ký hợp đồng đầu tư và bao tiêu sản phẩm. Đặc biệt, một số đơn vị đã có chính sách hỗ trợ để phát triển vùng nguyên liệu.
Điển hình là Công ty cổ phần Mía đường Cần Thơ đã đỡ đầu, khuyến khích xây dựng CLB sản xuất mía giỏi, đạt năng suất 200 tấn/ha (cao gấp 3 lần năng suất bình quân cả nước) với 100 thành viên tham gia.
Theo Bộ NN-PTNT, niên vụ 2012 - 2013, với 40 nhà máy đường hoạt động, tổng công suất là 134.200 tấn/ngày đã ép 16,6 triệu tấn mía, sản xuất được 1,53 triệu tấn đường. Theo đó, lượng mía ép công nghiệp tăng 2,1 triệu tấn, sản lượng đường tăng 224.000 tấn. Tuy nhiên, hiện nay ngành đường vẫn đang đối diện với nhiều khó khăn.
Nổi lên là tỷ lệ mía thu hoạch xong không được đưa vào chế biến ngay vẫn còn rất lớn. Tình trạng đối phó với lũ bằng giải pháp thu hoạch mía sớm gây tổn thất lớn cho nông dân Hậu Giang được cảnh báo nhiều lần nhưng chưa được khắc phục.
Vấn đề cơ giới hóa thu hoạch mía chậm được nghiên cứu áp dụng (nhất là khu vực ĐBSCL) sẽ còn tiếp tục gây khó cho nông dân trồng mía và sức sản xuất, khả năng cạnh tranh của ngành đường Việt Nam so với các nước trong khu vực.
Điều đáng lo ngại là nguồn cung đang vượt cầu khoảng 100.000 tấn đường trước khi vào vụ mía tới, đây là một áp lực rất lớn. Hiệp hội Mía đường Việt Nam kiến nghị Chính phủ cần có cơ chế về xuất khẩu đường linh động. Các ngành chức năng có giải pháp ngăn chặn hiệu quả tình trạng buôn lậu đường và gian lận thương mại.
Vấn đề lợi ích nhóm trong việc nhập khẩu đường, tạm nhập tái xuất… cần làm rõ và ngăn chặn kịp thời để tránh các thành phần kinh tế lợi dụng, trục lợi.
Có thể bạn quan tâm

Trung tâm Nông nghiệp huyện Lạc Dương (Lâm Đồng) vừa hoàn thành giai đoạn một về xây dựng mô hình điểm sản xuất cà phê catimor chè an toàn. Qua đó bước đầu đã đúc kết, chuyển giao nhiều giải pháp khoa học kỹ thuật canh tác mới cho hộ gia đình đồng bào thiểu số địa phương.

Đó là ông Võ Tuấn Tú, hiện ở thôn Châu Trúc, xã Mỹ Châu (huyện Phù Mỹ - Bình Định). Quê ở xã Phước Hòa - Tuy Phước, là vùng cuối nguồn sông và ven đầm Thị Nại, ông gắn bó với nghề nuôi trồng thủy sản từ lâu trên đất quê mình, nên có khá nhiều kinh nghiệm trong nghề.

Theo Bộ NN-PTNT, hiện nay, tình hình chăn nuôi trong cả nước đang gặp khó khăn về dịch bệnh và giá cả, dẫn tới tổng đàn gia súc, gia cầm giảm rõ rệt. Ở hầu hết các tỉnh, thành số lượng trâu bò đều giảm, hiện đàn trâu trên cả nước chỉ còn 2,59 triệu con (giảm 2,54%) và đàn bò có 5,14 triệu con (giảm 3,16%). Riêng đàn bò sữa vẫn phát triển với 174.700 con, tăng 10% so với cùng thời điểm năm 2012.

Trung tâm Khuyến nông – khuyến ngư tỉnh Bình Định phối hợp với Trạm Khuyến nông Tây Sơn vừa tổ chức Hội thảo đầu bờ nhân rộng mô hình máy làm đất trồng mía. Hội thảo đã đánh giá cao tính hiệu quả của loại máy làm đất đa năng 1Z-41B trong canh tác mía ở các xã Tây Giang, Tây Thuận, Bình Nghi và Tây Phú - những địa phương xây dựng vùng nguyên liệu mía diện tích lớn.

Trong những năm gần đây, du khách tìm về các khu du lịch Nhà Mát - Bạc Liêu, bãi tắm mũi Nai - Hà Tiên, chùa Hang - Kiên Lương hoặc Phú Quốc ngày càng đông. Do đó nhiều dịch vụ mua bán, ăn uống cũng sôi động hẳn lên khiến cho dân miền biển tăng tốc các hoạt động đánh bắt các loài đặc sản biển như cua đá, cua biển, ghẹ và nghêu, sò... trong đó, sôi động nhất là nghề săn ghẹ.