Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Ngành Mía Đường Cung Vượt Cầu 100.000 Tấn

Ngành Mía Đường Cung Vượt Cầu 100.000 Tấn
Ngày đăng: 29/07/2013

Ngày 25-7, đại diện các nhà máy đường trong cả nước tham dự hội nghị tổng kết vụ sản xuất mía đường 2012 - 2013 tại Hậu Giang. So với một số mặt hàng nông sản khác, ngành mía đường có độ ổn định nhiều hơn trong 3 năm qua.

Trong đó, nổi lên hơn 93% diện tích vùng sản xuất mía nguyên liệu cả nước được các nhà máy ký hợp đồng đầu tư và bao tiêu sản phẩm. Đặc biệt, một số đơn vị đã có chính sách hỗ trợ để phát triển vùng nguyên liệu.

Điển hình là Công ty cổ phần Mía đường Cần Thơ đã đỡ đầu, khuyến khích xây dựng CLB sản xuất mía giỏi, đạt năng suất 200 tấn/ha (cao gấp 3 lần năng suất bình quân cả nước) với 100 thành viên tham gia.

Theo Bộ NN-PTNT, niên vụ 2012 - 2013, với 40 nhà máy đường hoạt động, tổng công suất là 134.200 tấn/ngày đã ép 16,6 triệu tấn mía, sản xuất được 1,53 triệu tấn đường. Theo đó, lượng mía ép công nghiệp tăng 2,1 triệu tấn, sản lượng đường tăng 224.000 tấn. Tuy nhiên, hiện nay ngành đường vẫn đang đối diện với nhiều khó khăn.

Nổi lên là tỷ lệ mía thu hoạch xong không được đưa vào chế biến ngay vẫn còn rất lớn. Tình trạng đối phó với lũ bằng giải pháp thu hoạch mía sớm gây tổn thất lớn cho nông dân Hậu Giang được cảnh báo nhiều lần nhưng chưa được khắc phục.

Vấn đề cơ giới hóa thu hoạch mía chậm được nghiên cứu áp dụng (nhất là khu vực ĐBSCL) sẽ còn tiếp tục gây khó cho nông dân trồng mía và sức sản xuất, khả năng cạnh tranh của ngành đường Việt Nam so với các nước trong khu vực.

Điều đáng lo ngại là nguồn cung đang vượt cầu khoảng 100.000 tấn đường trước khi vào vụ mía tới, đây là một áp lực rất lớn. Hiệp hội Mía đường Việt Nam kiến nghị Chính phủ cần có cơ chế về xuất khẩu đường linh động. Các ngành chức năng có giải pháp ngăn chặn hiệu quả tình trạng buôn lậu đường và gian lận thương mại.

Vấn đề lợi ích nhóm trong việc nhập khẩu đường, tạm nhập tái xuất… cần làm rõ và ngăn chặn kịp thời để tránh các thành phần kinh tế lợi dụng, trục lợi.


Có thể bạn quan tâm

Chuẩn Bị Đủ Các Điều Kiện Cho Sản Xuất Vụ Mùa 2013 Chuẩn Bị Đủ Các Điều Kiện Cho Sản Xuất Vụ Mùa 2013

Xác định gieo cấy lúa mùa đúng trà, bảo đảm khung thời vụ và cấy hết diện tích là điều kiện tốt để thực hiện vụ đông và hoàn thành chỉ tiêu sản xuất lương thực cả năm. Vụ mùa 2013, toàn tỉnh phấn đấu gieo cấy 25.339 ha lúa, có 12.764 ha lúa lai, chiếm 50,4% diện tích. Trong đó tập trung gieo cấy trà sớm và chính vụ và kết thúc cấy trước ngày 5-7..

27/07/2013
Nuôi Hươu Sao Lấy Nhung Nuôi Hươu Sao Lấy Nhung

Năm 2011, gia đình chị Nguyễn Thúy Hoa, tổ 1, phường Nông Tiến (TP Tuyên Quang) đầu tư gần 400 triệu đồng xây dựng chuồng trại nuôi hươu sao lấy nhung..

27/07/2013
Yên Sơn Vào Vụ Mùa Yên Sơn Vào Vụ Mùa

Vụ mùa này, huyện Yên Sơn phấn đấu gieo cấy 5.491ha lúa trong đó trà lúa mùa sớm 355 ha, trà chính vụ 4.670ha và 466 ha trà lúa muộn tập trung tại 9 xã có ruộng dưới cốt nước 25m là: Phúc Ninh, Tứ Quận, Tân Long, Tiến Bộ, Xuân Vân, Thái Bình, Trung Môn, Thắng Quân, Kim Phú..

27/07/2013
Yên Sơn Phát Triển Kinh Tế Rừng Yên Sơn Phát Triển Kinh Tế Rừng

Năm 2013 huyện Yên Sơn tiếp tục xác định việc trồng rừng và phát triển kinh tế rừng là một lĩnh vực quan trọng góp phần nâng cao thu nhập cho người dân nông thôn.

27/07/2013
Quy Hoạch Sử Dụng Đất Lúa Quy Hoạch Sử Dụng Đất Lúa

Lúa là cây lương thực hàng đầu, chiếm vị trí quan trọng trong đảm bảo an ninh lương thực. Tuy nhiên, diện tích đất nông nghiệp của tỉnh nói chung, đất trồng lúa nói riêng đang ngày càng bị thu hẹp do chuyển đổi mục đích sử dụng. Để đảm bảo các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, việc quy hoạch sử dụng đất lúa trong thời gian tới là hết sức cần thiết..

27/07/2013