Ngành Điều Quá Lệ Thuộc Nhập Khẩu

Giảm gần 150.000ha điều
Trồng điều ở VN trong vài năm qua đã suy giảm nghiêm trọng cả về diện tích, năng suất và sản lượng. Sản lượng điều trong nước đang chiếm từ 70-80% công suất chế biến giai đoạn 2005-2008, đến năm 2009 bắt đầu tụt xuống, chỉ đạt 49% tổng công suất và liên tiếp suy giảm vào các năm sau đó như năm 2010 chỉ đạt 39% và năm 2011 còn 33% công suất chế biến. Sở dĩ, sản lượng điều trong nước liên tục sụt giảm, bởi chính diện tích điều đã suy giảm mạnh. Sau khi đạt đỉnh 444.200ha vào năm 2006, đến năm 2010 theo thống kê của Bộ NNPTNT, diện tích điều chỉ còn 391.000ha và năm 2011 còn khoảng 350.000ha.
Kỹ sư Phạm Văn Đẩu - một chuyên gia trong ngành điều cho rằng: “Diện tích điều thực tế còn có thể thấp hơn nữa, chỉ đạt khoảng 300.000ha và xu hướng chung của nông dân trồng điều hiện nay là cố gắng khai thác hết vòng đời của vườn điều đang cho thu hoạch. Nhiều nơi như Bình Phước, Tây Ninh... nông dân đã chặt bỏ vườn điều già để chuyển sang các cây trồng khác”.
Thực tế, tính theo thời điểm hiện tại hiệu quả kinh tế của trồng điều chỉ bằng 1/5 so với cà phê, xấp xỉ 1/8 so với cao su và hồ tiêu. Ngay tại Bình Phước, nơi được coi là thủ phủ của ngành điều, diện tích điều năm 2011 cũng bị thu hẹp đáng kể. Ông Bùi Văn Thạch- Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Phước thừa nhận: “Nông dân trong tỉnh hiện tại không còn mặn mà với cây điều, nên đã chặt bỏ để thay thế bằng các cây trồng có hiệu quả kinh tế cao hơn.
Chưa tham gia được chuỗi giá trị
Theo đánh giá của Bộ Công Thương, nếu thuận lợi, trong năm 2012, kim ngạch XK điều của VN có thể đạt 1,4-1,45 tỷ USD. Tuy nhiên, cùng với sự tăng trưởng mạnh về XK, tốc độ tăng trưởng của NK điều thô ngày một lớn và hiện VN đang ngày càng lệ thuộc vào điều thô nhập khẩu. Ông Phan Văn Chinh - Vụ trưởng Vụ Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) cho biết: “Dù XK lớn, nhưng VN không thể mãi lệ thuộc vào nguyên liệu NK. Do vậy, để duy trì và phát triển diện tích, cũng như sản lượng trồng điều theo đúng quy hoạch đến năm 2020 đã được Chính phủ phê duyệt, thì phải nâng được hiệu quả, năng suất của điều lên”.
Theo thống kê của Hiệp hội Điều VN, hiện tỷ lệ chế biến sâu đối với điều của VN chỉ là 3%, trong khi đó theo chiến lược phát triển ngành điều đến năm 2020 tỷ lệ này sẽ phải được nâng lên 30%.
Còn theo kỹ sư Phạm Văn Đẩu, việc chọn và tạo giống điều cho năng suất và chất lượng cao phải được thực hiện tại từng vùng trồng điều vì điều kiện thổ nhưỡng và khí hậu khác nhau của từng vùng, và cần phải có sự kết hợp chặt chẽ giữa Nhà nước, các trung tâm khoa học với địa phương cụ thể.
“VN không thể tham gia sâu vào chuỗi giá trị điều thế giới, khi vấn đề đầu tiên là chất lượng của nhân điều VN chưa được cải thiện. Vì thế, song song với việc nâng cao chất lượng sơ chế điều (bóc và tách vỏ lụa), các doanh nghiệp VN cần phải đầu tư vào lĩnh vực chế biến sâu” - ông Phạm Văn Chinh khuyến cáo.
Có thể bạn quan tâm

Trước đây, kinh tế của gia đình chị Nguyễn Thị Hà (SN 1980) ở buôn Tung 1, xã Buôn Triết (huyện Lak, tỉnh Dak Lak) chỉ trông chờ vào mấy sào lúa nước, nhưng hằng năm thường bị hạn hán, lũ lụt nên năng suất bấp bênh, khiến cuộc sống gặp nhiều khó khăn.

Ngành nông nghiệp tỉnh khuyến cáo, để chủ động phòng, chống đói rét, bảo vệ an toàn cho đàn vật nuôi, người chăn nuôi cần che chắn chuồng gia súc, tránh gió lùa, không chăn thả gia súc khi nhiệt độ ngoài trời xuống quá thấp; đồng thời chăm sóc, nuôi dưỡng tốt đàn vật nuôi để nâng cao sức đề kháng. Nguồn thức ăn cần bảo đảm cân đối giữa tinh bột, chất đạm, chất khoáng để có đủ năng lượng chống rét. Ngoài ra, cần tiêm phòng vắc xin đầy đủ để tăng khả năng miễn dịch cho đàn vật nuôi.

Chúng tôi đến thăm gia đình ông Lang Khánh Suyên ở Thị trấn Kim Sơn khi gia đình ông chuẩn bị làm vía cho đứa cháu nội sắp đầy tháng. Dù đang bận bịu công việc, nhưng khi thấy những vị khách miền xuôi quan tâm nhiều đến con nhím, ông Suyên gác lại công việc và say sưa kể. Từ năm 2003, sau khi bán hết đàn trâu thả rông trong rừng, ông Suyên bắt đầu mày mò nuôi nhím.

Các địa phương cần sớm hoàn thành việc khơi thông dòng chảy, giải tỏa ách tắc, phương tiện thi công nạo vét trên hệ thống dẫn nước, đặc biệt ở kênh dẫn các cửa lấy nước, kiểm tra hệ thống máy bơm, phương tiện lấy nước để sẵn sàng vận hành khi nguồn nước bảo đảm.

Hiện nay cà phê là loại cây công nghiệp chủ lực ở huyện miền núi Hướng Hóa (Quảng Trị). Với diện tích gần 5.000 ha, trong đó có gần 4.500 ha đã cho thu hoạch đem lại giá trị kinh tế hàng năm trên 300 tỷ đồng. Nguồn thu nhập từ cây cà phê không chỉ xóa đói giảm nghèo mà giúp nhiều hộ gia đình trở thành triệu phú.