Xuất khẩu gạo 8 tháng qua giảm

Báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho thấy, giá gạo xuất khẩu bình quân trong 7 tháng qua chỉ đạt 429,07 USD/tấn, giảm 5,33% so với cùng kỳ năm ngoái.
Những nguyên nhân dẫn đến xuất khẩu gạo giảm là do nguồn cung gạo trên thế giới đang dồi dào.
Các nước nhập khẩu lớn và truyền thống của Việt Nam đa dạng hóa nguồn cung cấp gạo bên cạnh gạo Việt Nam nhằm tận dụng sự cạnh tranh giữa các nước xuất khẩu, các nước nhập khẩu tập trung nghiên cứu, đầu tư sản xuất trong nước.
Trung Quốc vẫn là thị trường nhập khẩu gạo lớn nhất của Việt Nam.
Về thị trường, Trung Quốc vẫn là thị trường nhập khẩu gạo lớn nhất của Việt Nam với 35,21% thị phần trong 7 tháng với 1.330.000 tấn, đạt 524,7 USD, tuy nhiên, xuất khẩu gạo sang thị trường này có xu hướng giảm so với cùng kỳ. Các thị trường khác cũng có xu hướng giảm là Philippines, Singapore./.
Có thể bạn quan tâm

Không chỉ nổi tiếng là vùng có sản lượng lúa chất lượng cao lớn, tỉnh Sóc Trăng còn có những mô hình giúp cho nhà nông tiếp cận được kỹ thuật mới, nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm. Trong đó, tiêu biểu là mô hình áp dụng “3 giảm 3 tăng” và kỹ thuật trồng lúa SRI.

Với 700 hộ nuôi rắn truyền thống đảm bảo được thu nhập khá, nhiều người dân xã Vĩnh Sơn (huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc) đã đóng góp tích cực trong việc xây dựng nông thôn mới (NTM). Dự kiến, cuối năm 2015 này, xã Vĩnh Sơn sẽ hoàn thành toàn bộ 19 tiêu chí NTM.

Ông Hoàng Thanh Vân – Cục trưởng Cục Chăn nuôi cho biết, để kiểm soát được chất cấm trong chăn nuôi, vấn đề quan trọng nhất là phải có sự vào cuộc quyết liệt của chính quyền địa phương, trong đó Hà Nội phải đi đầu.

Trên một số trang Facebook cá nhân gần đây đưa thông tin giới thiệu và bán một vài loại trái cây nhập khẩu… theo đường xách tay.

Nhờ áp dụng công nghệ cao trong sản xuất, mà chỉ với diện tích từ 400-1.000m2, nhiều hộ nông dân ở Bình Dương thu lời tới 2 tỷ đồng/năm.