Ngành Công Thương tiếp tục đà tăng trưởng

Xuất khẩu: “Vai chính” vẫn thuộc về khối ngoại
Tại buổi giao ban trực tuyến tháng 10 của Bộ Công Thương, ông Nguyễn Tiến Vỵ - Vụ trưởng Vụ Kế hoạch đã thông báo số liệu chính thức về hoạt động xuất nhập khẩu (XNK) thời gian qua.
Theo đó, 10 tháng đầu năm, kim ngạch xuất khẩu (XK) ước đạt 134,62 tỷ USD, tăng 8,5% so với cùng kỳ năm trước.
Trong đó, kim ngạch XK của khu vực doanh nghiệp 100% vốn trong nước ước đạt 39,5 tỷ USD, chiếm 29,3% tổng kim ngạch XK cả nước, giảm 3,3% so với cùng kỳ.
Kim ngạch XK của nhóm FDI (kể cả dầu thô) ước đạt 95,1 tỷ USD, chiếm 70,7% tổng kim ngạch XK của cả nước, tăng 14,3%.
Nếu không kể dầu thô thì đạt 91,8 tỷ USD, tăng 19,5% so với cùng kỳ năm 2014.
Tháng 10, kim ngạch NK hàng hoá ước đạt 14,5 tỷ USD, tăng 3,3% so với tháng 9 và tăng 4% so với tháng 10 năm 2014.
Tính chung 10 tháng, kim ngạch NK cả nước ước đạt gần 138,7 tỷ USD, tăng 14,3% so với cùng kỳ năm 2014. Như vậy, nhập siêu 10 tháng khoảng 4,13 tỷ USD, bằng 3,1% kim ngạch XK.
Về thị trường, ông Vỵ cho biết, 10 tháng năm 2015, XK của Việt Nam vào thị trường Mỹ tăng 18% và chiếm tỷ trọng 20,6%; EU tăng 11,9% và chiếm tỷ trọng 18,8%.
Tuy nhiên, XK vào nhiều thị trường như ASEAN, Nhật Bản lại theo chiều đi xuống khi giảm lần lượt ở mức 2,9% và 5,2%.
Theo đánh giá của Vụ Kế hoạch, để đạt được mục tiêu XNK năm 2015 là tăng 10% so với năm 2014, bình quân hai tháng cuối năm phải đạt gần 15,2 tỷ USD/ tháng.
Đây là nhiệm vụ hết sức khó khăn.
Do vậy, các cơ quan, bộ, ngành cần có giải pháp quyết liệt hơn nữa nhằm hỗ trợ và thúc đẩy XK – ông Vỵ nhấn mạnh.
Phân tích kỹ hơn về tình hình XNK, ông Trần Thanh Hải - Cục phó Cục Xuất nhập khẩu- nhìn nhận, sự suy giảm của hai nhóm nguyên liệu, khoáng sản và nhóm nông lâm thủy sản đã tác động lớn đến kim ngạch XK chung.
Bên cạnh đó, việc Trung Quốc điều chỉnh tỷ giá đồng Nhân dân tệ cũng đã tác động tiêu cực đến hoạt động XK của Việt Nam.
Bởi lẽ, hàng Việt hiện không chỉ phải cạnh tranh với hàng giá rẻ Trung Quốc trên sân nhà mà còn phải “chiến đấu” tại khắp các thị trường XK.
Không có dấu hiệu của giảm phát
Đánh giá về tình hình thị trường trong nước, ông Vỵ chia sẻ, 10 tháng qua, tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ ước đạt 2.661,6 nghìn tỷ đồng, tăng 9,65% so với cùng kỳ, nếu loại bỏ yếu tố giá thì tăng 8,9%.
Trong tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ 10 tháng, bán lẻ hàng hoá ước đạt 2.026,187 nghìn tỷ đồng, tăng 10,73% so với cùng kỳ, chiếm tỷ trọng 76,13%.
Đánh giá về những chỉ số này, đại diện Vụ Thị trường trong nước cho biết, giá cả các mặt hàng thế giới ổn định và có chiều hướng đi xuống; việc triển khai các chương trình khuyến mại, kết nối cung cầu...
đã kích hoạt thị trường giúp tổng mức bán lẻ tăng cao.
Hơn nữa, đây là tăng trưởng thực của tiêu dùng trong nước nên sẽ góp phần tăng GDP cho đất nước- vị này khẳng định.
Bên cạnh đó, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 10/2015 tăng 0,11% so với tháng 9.
CPI bình quân 10 tháng đầu năm tăng 0,67% so với cùng kỳ năm 2014.
Con số này đang khiến nhiều chuyên gia lo ngại về dấu hiệu giảm phát.
Tuy nhiên, đại diện Vụ Thị trường trong nước cho rằng, nếu nhìn kỹ vào các thành tố của CPI sẽ thấy, CPI giảm nhiều do giá lương thực, giá cả nhóm giao thông vận tải...
giảm.
Bởi vậy, không có dấu hiệu cho thấy nền kinh tế giảm phát.
Dồn lực cho hai tháng cuối năm
Nhận định những kết quả mà ngành Công Thương đã đạt được trong thời gian qua là hết sức tích cực, tuy nhiên, Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải cho rằng, các đơn vị phải nỗ lực hết sức trong hai tháng cuối năm nhằm đạt được các mục tiêu mà Quốc hội và Chính phủ đã giao.
Cụ thể, Thứ trưởng yêu cầu các đơn vị tiếp tục thực hiện đồng bộ các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp; triển khai các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia.
Bên cạnh đó, phải quyết liệt thực hiện các biện pháp thúc đẩy XK, kiểm soát NK hiệu quả, quyết tâm thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng trưởng XK 10% và kiểm soát nhập siêu dưới 5% so với kim ngạch XK trong năm 2015.
Để làm được điều đó, Thứ trưởng chỉ đạo ngành cần tập trung triển khai các giải pháp kết nối thị trường cả trong và ngoài nước; dự báo, đánh giá và thông tin kịp thời nhu cầu thị trường nhằm thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm hàng hoá, đặc biệt là các mặt hàng nông sản, thủy sản.
Có thể bạn quan tâm

Ông Lê Thành Nam - Chủ tịch UBND xã Giao Thạnh (Thạnh Phú - Bến Tre) cho biết, sau Tết Nguyên đán - 2013, nắng nóng kéo dài khiến 48 ao nuôi tôm bị thiệt hại khoảng 37ha. Hầu hết tôm nuôi công nghiệp dễ bị chết, tôm nuôi quảng canh ít chết, không tốn thức ăn.

Xóm 5 Kim Tân, xã Kim Sơn (Định Hoá) có 62 hộ thì có gần một nửa thuộc diện nghèo và cận nghèo, 80% là đồng bào dân tộc thiểu số. Điều kiện sản xuất của bà con gặp nhiều khó khăn do thiếu đất và nước sản xuất. Việc làm giàu trên chính mảnh đất khó này lâu nay vẫn được xem như một kỳ tích và người làm lên kỳ tích đó chính là gia đình anh Lường Xuân Quý với mô hình trồng rừng kết hợp với chăn nuôi.

Gần đây, tại TP.HCM nhiều mặt hàng thủy hải sản được bày bán trên sạp tạm, xe đẩy bên lề đường với số lượng khá lớn và giá rẻ hơn cả giá bán sỉ.

Mới đây tôi lại có dịp về lại xã Bình Thuận của huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi. Trong cái nắng hè khá gay gắt, anh Dương Ngọc Thơi - chủ tịch hội Nông dân và anh Nguyễn Hữu Thái- chủ tịch hội Nghề cá xã Bình Thuận đã nhiệt tình đưa chúng tôi tham quan các địa điểm nuôi cá mú lồng tại địa phương.

Trong khi người tiêu dùng lo lắng với chất lượng rau xanh còn người trồng rau sạch khó khăn trong khâu tiêu thụ thì Hội ND phường Lĩnh Nam, quận Hoàng Mai, Hà Nội đã chủ động tháo gỡ nút thắt này.