Ngành Chè Mất Cân Đối Nguyên Liệu

Hiệp hội Chè Việt Nam vừa khẩn thiết kiến nghị lên Chính phủ, các cơ quan hữu quan, cùng UBND 14 tỉnh (Lâm Đồng, Gia Lai, Hà Tĩnh, Tuyên Quang, Phú Thọ…) để tái thiết lại ngành chè đang trong cảnh hỗn loạn.
Hầu hết địa phương đã cấp phép ồ ạt, hoặc làm ngơ cho các tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng hàng loạt cơ sở chế biến ngay trên vùng nguyên liệu mà doanh nghiệp có trước đã đầu tư và quản lý theo hệ thống, dẫn đến tổng công suất chế biến cao hơn nhiều lần so với khả năng cung ứng nguyên liệu.
Hiệp hội Chè cho biết, tại nhiều địa phương: Công suất chế biến vượt nguồn cung ứng chè búp tươi 2-3 lần. Sự mất cân đối giữa công nghiệp và nông nghiệp đã tạo ra cầu giả tạo về nguyên liệu dẫn đến sự tranh mua, tranh bán chè tươi.
Theo ước tính của Hiệp hội Chè, việc mất cân đối công-nông nghiệp chè khiến toàn ngành chè bị thiệt hại 530 tỷ đồng/năm.
Có thể bạn quan tâm

Nghề nuôi con cá “tỷ đô” này đã trải qua nhiều thăng trầm, không ít nông dân nuôi cá thua lỗ phải “bỏ ao” nhưng hàng năm ông Năm Đời vẫn lời bạc tỷ và trở thành người giàu nhất ở xứ cù lao Tân Phong.
Sáng 25/8, Thanh tra Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Cà Mau phối hợp với Ban quản lý các chợ tiến hành kiểm tra xử lý nghiêm hành vi mua bán cá non tại các điểm chợ trên địa bàn thành phố Cà Mau.

Các doanh nghiệp đang đầu tư mạnh cho sản phẩm thủy sản chế biến sẵn mới lạ, phù hợp với khẩu vị người Việt.

Theo Trung tâm quốc gia Quan trắc, cảnh báo môi trường và phòng ngừa dịch bệnh thủy sản Miền Trung, hiện môi trường nước tại một số vùng nuôi tôm hùm trên địa bàn tỉnh Phú Yên xuất hiện một số loài tảo độc.

Năm 2014, sản phẩm ngọc trai của Công ty CP Ngọc trai Hạ Long được công nhận là sản phẩm OCOP của tỉnh. Đây là sự đánh giá, ghi nhận quá trình xây dựng thương hiệu ngọc trai của Công ty nói riêng, xây dựng sản phẩm đặc trưng của Quảng Ninh nói chung.