Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Ngành chăn nuôi Việt Nam với TPP vẫn có lộ trình để chuẩn bị

Ngành chăn nuôi Việt Nam với TPP vẫn có lộ trình để chuẩn bị
Ngày đăng: 18/11/2015

Chứng minh cho điều này, ông Ngô Chung Khanh đã đưa ra số liệu kim ngạch xuất nhập khẩu mặt hàng chăn nuôi trong giai đoạn 2004-2013.

Theo đó, năm 2008 là năm Việt Nam ký kết FTA với Australia, New Zealand và Nhật Bản, khi đó các FTA này chưa có hiệu lực nhưng việc nhập khẩu các sản phẩm chăn nuôi đã tăng rất cao, lên tới hơn 180 triệu USD.

Trong khi những năm sau đó, kim ngạch nhập khẩu các mặt hàng này lại sụt giảm và không cao bằng năm 2008

. Với TPP, ngành chăn nuôi Việt Nam vẫn có lộ trình để chuẩn bị.

Ngành chăn nuôi có thời gian ít nhất 10 năm (kể từ năm 2015) để chuẩn bị trước khi sức ép cuộc chơi mới thực sự tác động.

Bên cạnh khó khăn thì cơ hội cũng có như thuế máy móc đầu vào của ngành chăn nuôi cũng được cắt giảm, ông Ngô Chung Khanh cho hay.

Tuy nhiên, để chuẩn bị cho TPP, cũng như các FTA khác, các chuyên gia cho rằng, ngành chăn nuôi cần phải đẩy nhanh Đề án tái cơ cấu ngành.

Coi đây là cơ hội vàng về thời gian để ngành nhanh chóng tổ chức lại sản xuất, hạ giá thành các sản phẩm thịt, trứng, sữa; kể cả các sản phẩm có lợi thế, sản phẩm đặc sản, bản địa… đồng thời kiểm soát tốt an toàn thực phẩm.

Trong chăn nuôi gia cầm, nuôi gà công nghiệp sẽ bị cạnh tranh quyết liệt nhất.

Song thịt gà công nghiệp cũng chỉ đang có 20-25% thị phần tiêu thụ ở Việt Nam, còn chủ yếu là thịt gà của các giống địa phương, của gà lông màu nuôi bán chăn thả.

Riêng thịt bò, mặc dù Việt Nam có lượng phụ phẩm nông nghiệp khá dồi dào, tận dụng ủ ướp, phơi khô để làm thức ăn cho trâu bò rất hiệu quả nhưng lại thiếu quỹ đất chăn thả bò nuôi quy mô lớn.

Do nguồn cung không đủ nên về lâu dài vẫn phải nhập bổ sung thịt bò đông lạnh và bò thịt sống.

Theo ông Đoàn Xuân Trúc, Phó Chủ tịch Hội Chăn nuôi Việt Nam, bên cạnh việc chủ động khống chế dịch bệnh, xây dựng các vùng chăn nuôi an toàn, từng địa phương phải có lộ trình xây mới, nâng cấp và quản lý các cơ sở giết mổ công nghiệp, tập trung, giảm dần các cơ sở nhỏ lẻ, không đảm bảo vệ sinh thú y.

Bên cạnh đó, trong hội nhập, doanh nghiệp, người chăn nuôi phải có tư duy theo chuỗi, phải tham gia chuỗi, kể cả chuỗi giá trị toàn cầu.

Coi đây là lối thoát duy nhất để tăng năng lực, thúc đẩy phát triển. Một yếu tố quan trọng khi ngành chăn nuôi hội nhập là phải hạ giá thành sản phẩm chăn nuôi, tức là hạ giá thành thức ăn.

Nhưng theo ông Lê Bá Lịch, Chủ tịch Hiệp hội Thức ăn chăn nuôi Việt Nam, nguồn nguyên liệu thức ăn chăn nuôi của Việt Nam còn thiếu nghiêm trọng, đặc biệt là thức ăn giàu đạm, giàu năng lượng, khoáng vi lượng…

Việc nhập khẩu nguyên liệu thức ăn chăn nuôi gia súc gia cầm và nuôi trồng thủy sản là vấn đề lâu dài. Ông Lê Bá Lịch cho rằng, cần khuyến khích người chăn nuôi, các trang trại tự sản xuất thức ăn.

Để làm được điều này cần phổ cập công thức sản xuất, phối trộn thức ăn gia súc, gia cầm cho người dân.

Bên cạnh đó, cần giành quỹ đất trồng cây thức ăn chăn nuôi. “Phải mạnh dạn mở rộng diện tích trồng ngô.

Không phải 1 triệu ha ngô như hiện nay mà phải nâng lên 1,5 rồi 2 triệu ha ngô.

Đây là nhu cầu bắt buộc để thay thế việc phải vận chuyển ngô từ Nam Mỹ về Việt Nam,” ông Lê Bá Lịch nhấn mạnh.


Có thể bạn quan tâm

Cơ hội nào cho thực phẩm sạch rùng mình lò mổ tự phát Cơ hội nào cho thực phẩm sạch rùng mình lò mổ tự phát

Tại huyện Chương Mỹ (Hà Nội), nhiều lò giết mổ thủ công nhỏ lẻ không đảm bảo quy định vệ sinh an toàn thực phẩm vẫn hoạt động. Cả trăm tấn thịt lợn mỗi ngày được chọc tiết, cạo lông trên nền bệt nhếch nhác, bẩn thỉu...

09/11/2015
Phòng chống bệnh hại hồ tiêu Phòng chống bệnh hại hồ tiêu

Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Quốc Doanh vừa chủ trì hội nghị công tác bảo vệ thực vật các tỉnh miền Trung - Tây Nguyên và chỉ đạo phòng chống bệnh hại hồ tiêu.

09/11/2015
Việt Nam tự hào xuất khẩu nông sản hàng đầu thế giới, giá trị tạo ra thực chất được bao nhiêu Việt Nam tự hào xuất khẩu nông sản hàng đầu thế giới, giá trị tạo ra thực chất được bao nhiêu

Gạo Việt Nam đang ở vị trí thực sự bị đe dọa, gạo giá rẻ cạnh tranh vất vả so với Ấn Độ, gạo chất lượng cao đang thua rõ ràng so với Campuchia, Thái Lan.

09/11/2015
 Xuất khẩu thủy sản rơi vào thế khó Xuất khẩu thủy sản rơi vào thế khó

So với hai năm trước, tình hình xuất khẩu thủy sản đang ngày một giảm.

09/11/2015
Chuyện bình thường hay mối lo lớn Chuyện bình thường hay mối lo lớn

Mặc dù tốc độ tăng trưởng của ngành nông nghiệp năm 2015 được dự báo là sẽ thấp nhất trong vòng 5 năm qua, song theo đánh giá của đại diện Bộ NN&PTNT thì đây là điều bình thường, khó tránh khỏi, nhất là trong bối cảnh khó khăn chung.

09/11/2015