Ngành chăn nuôi tìm hướng trụ vững trong TPP

Đặc biệt là chăn nuôi gia cầm, vốn được cảnh báo là lĩnh vực yếu thế khi cạnh tranh với các cường quốc trong khối.
Nâng năng lực cạnh tranh
Hiện nay, Việt Nam được xếp thứ 21 trong số các quốc gia sản xuất thịt gia cầm và là nước có tổng đàn vịt đứng thứ 2 trên thế giới.
Có thể nói, gia cầm là vật nuôi có lợi thế mà Việt Nam còn rất nhiều tiềm năng để phát triển.
Tuy nhiên, thời gian qua, việc phát huy các lợi thế này còn rất hạn chế do quy mô chăn nuôi nhỏ lẻ chiếm tới 70% và thiếu sự liên kết giữa sản xuất và thị trường.
Hơn nữa, năng suất chăn nuôi gia cầm của Việt Nam hiện chỉ bằng 50% so với mức trung bình của thế giới.
Điều này khiến cho sức cạnh tranh của sản phẩm gia cầm Việt Nam khá yếu ớt, trong khi TPP được đánh giá là một hiệp định thương mại tự do (FTA) tiêu chuẩn cao và toàn diện, hướng đến mục tiêu xóa bỏ 100% thuế nhập khẩu.
Theo các chuyên gia, thời điểm này không phải là lúc để kể ra các khó khăn mà cần tìm hướng đi rõ ràng cho ngành chăn nuôi trong tương lai.
Ông Nguyễn Xuân Dương – Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi (Bộ NN&PTNT) cho rằng tới đây, Việt Nam cần tổ chức lại chăn nuôi theo chuỗi sản phẩm, lấy DN làm trọng tâm, tiếp sau là HTX và các hộ chăn nuôi.
Muốn nâng cao được sức cạnh tranh, ngành chăn nuôi phải được kiểm soát đảm bảo chất lượng an toàn, phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng.
Bên cạnh đó, phải có kế hoạch chuyển dần từ chăn nuôi nhỏ lẻ sang chăn nuôi trang trại có kiểm soát dịch bệnh.
Nếu làm được việc này, chúng ta có thể giảm 20% giá thành.
Ông Phạm Thanh Hùng - Phó Giám đốc Công ty TNHH Ba Huân, một DN kinh doanh gia cầm lớn chia sẻ, muốn tồn tại và phát triển khi tham gia TPP, DN phải không ngừng nâng cao sức cạnh tranh của chính mình, tìm giải pháp vượt rào cản kỹ thuật để sản phẩm có thể xuất khẩu.
Song song với đó, Nhà nước cần đầu tư cho ngành chăn nuôi thành chăn nuôi công nghiệp thực sự từ việc nâng cao chất lượng nguồn giống đến cải tiến nhiều khâu để giảm giá thành.
Lựa chọn phân khúc thị trường
Đánh giá trên cả hai mặt cơ hội và thách thức, ngành chăn nuôi Việt Nam vẫn có “cửa” cạnh tranh trong TPP nếu được tổ chức lại một cách bền vững hơn.
Trong đó, việc lựa chọn những phân khúc sản phẩm có địa hạt rộng mở, ít bị cạnh tranh là một hướng đi cần được tính đến.
Cụ thể, trong lĩnh vực chăn nuôi gia cầm, các sản phẩm mà chúng ta có lợi thế cạnh tranh lớn như gà thả vườn, gà lông màu, trứng muối… Tuy nhiên, theo các chuyên gia, nuôi gà thả vườn không phải đơn thuần chỉ là thả rông mà phải “công nghiệp hóa gà lông màu”, đưa công nghệ chuồng mát, thức ăn công nghiệp vào nuôi trên nền diện tích rộng hơn, có đầu tư lớn.
Hay như trong lĩnh vực chăn nuôi gia súc, lợi thế của chúng ta là các giống lợn bản địa có chất lượng ngon.
Ông Bùi Tuấn Khải - Chủ tịch Hội Chăn nuôi Hà Nội chia sẻ, người tiêu dùng Việt Nam có tập quán ưa chuộng thịt bản địa và thực phẩm tươi sống nên trước mắt ở phân khúc thị trường này, chúng ta sẽ không ngại cạnh tranh trong TPP.
Tuy nhiên, Nhà nước cần có chính sách đồng bộ để khuyến khích DN tham gia chế biến và tiêu thụ sản phẩm, tạo đầu ra cho người chăn nuôi yên tâm.
Ngành chăn nuôi có ít nhất 10 năm trước khi mức thuế nhập khẩu các mặt hàng về 0%.
Tuy nhiên, chúng ta chưa thể yên tâm với hàng rào thuế quan này.
Theo Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Hà Công Tuấn, nếu duy trì cách quản lý, chất lượng sản phẩm như hiện nay, chúng ta sẽ gặp nhiều khó khăn trong sân chơi TPP.
Các DN nông nghiệp đang đứng trước đòi hỏi phải phát triển, nâng cao trình độ, nếu không linh hoạt sẽ bị phá sản và thua trên sân nhà.
Do đó, điều cần làm lúc này là các DN chăn nuôi phải linh hoạt hơn trong việc lựa chọn sản phẩm đầu ra và đảm bảo chất lượng quốc tế theo yêu cầu của sân chơi chung khi TPP được ký kết.
Có thể bạn quan tâm

Phát biểu tại lễ khai mạc, Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh nhấn mạnh, Diễn đàn lần này nhằm tìm kiếm các giải pháp, tạo động lực mạnh mẽ hơn nữa cho sự phát triển cũng như cải thiện chất lượng cuộc sống của người dân ĐBSCL, đồng thời tập trung giải quyết, tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc, tạo điều kiện tốt nhất cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước đã, đang và sẽ làm ăn, kinh doanh trên vùng đất này.

An toàn thực phẩm là vấn đề hết sức quan trọng trong đời sống xã hội, để có nông sản thực phẩm an toàn đòi hỏi có sự tham gia của người sản xuất, người kinh doanh, người tiêu dùng và các cấp quản lý, giám sát chất lượng các sản phẩm nông sản (rau, củ, quả, chè, thịt gia súc, gia cầm…) trước khi đưa ra lưu thông trên thị trường.

Đến nay ngoài Công ty cho thuê tài chính Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn (ALC II) đổ bể, lại có Công ty Tài chính cao su (thuộc Tập đoàn Cao su VN) bị đề nghị giải thể, để lại khoản lỗ trên 1.770 tỉ đồng.

Tuy không phải vụ chính nhưng sản xuất cây vụ đông ở huyện Định Hóa những năm gần đây đã có sự chuyển biến tích cực. Điều này được thể hiện rõ nét qua sự thay đổi tư duy sản xuất của bà con với việc mạnh dạn đưa nhiều loại cây trồng có năng suất cao vào sản xuất...

Tuy tiềm lực không thể so sánh với các Cty có vốn ngoại, nhưng một số Cty chăn nuôi có vốn nội cũng đã và đang mạnh dạn phát triển theo hướng trở thành một Cty thực phẩm, khép kín từ đầu vào, chăn nuôi tới giết mổ, chế biến và tiêu thụ. Một ví dụ điển hình là Cty Chăn nuôi và Chế biến Thực phẩm Sài Gòn (Sagrifood).