Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Kiên Giang Đầu Tư Phát Triển Kinh Tế Thủy Sản

Kiên Giang Đầu Tư Phát Triển Kinh Tế Thủy Sản
Ngày đăng: 08/07/2014

Theo Sở NNPTNT Kiên Giang, tỉnh tập trung đầu tư phát triển kinh tế thủy sản, phấn đấu 6 tháng cuối năm 2014 đạt tổng sản lượng trên 315.500 tấn (khai thác và nuôi trồng) để cả năm đạt 614.865 tấn; trong đó có 52.000 tấn tôm. Hiện vùng biển Phú Quốc đang vào mùa đánh bắt cá cơm làm nguyên liệu chế biến nước mắm với hơn 3.200 phương tiện đang khai thác.

Ngư dân còn thả nuôi cua biển, nhuyễn thể 2 mảnh vỏ ven biển, cá lồng bè trên biển. Năm nay, tỉnh phấn đấu thả nuôi 89.000ha tôm nước lợ; trong đó nuôi thâm canh - bán thâm canh (2.235ha), tôm - lúa (69.665ha), quảng canh - quảng canh cải tiến (17.100ha).

Theo đó, đẩy nhanh tiến độ triển khai các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng nuôi tôm công nghiệp Vĩnh Phong (huyện Vĩnh Thuận), đê biển An Minh - An Biên, hệ thống thủy lợi phục vụ nuôi trồng thủy sản An Biên - An Minh; xây dựng các tuyến đường giao thông và hệ thống điện 3 pha phục vụ nuôi tôm tập trung ở các huyện Giang Thành, Kiên Lương và thị xã Hà Tiên...

6 tháng đầu năm nay, tổng sản lượng khai thác và nuôi trồng thủy sản gần 300.000 tấn, đạt 48,8% kế hoạch năm, tăng 16% so với cùng kỳ. Diện tích thả nuôi tôm 88.326ha (đạt 99% kế hoạch), sản lượng thu hoạch gần 20.000 tấn (37% kế hoạch).


Có thể bạn quan tâm

Muối Sạch Trải Bạt Giúp Diêm Dân Sống Ổn Muối Sạch Trải Bạt Giúp Diêm Dân Sống Ổn

Nghề làm muối nơi đây đã có từ lâu đời, tập trung chủ yếu tại hai xã Lý Nhơn và Thạnh An. Hiện tại, toàn huyện có 730 hộ sản xuất muối, giải quyết công ăn việc làm cho hơn 2.800 lao động. Trong năm 2014, toàn huyện đưa vào sản xuất gần 1.700 ha ruộng muối, trong đó có hơn 900 ha ứng dụng phương pháp trải bạt, tăng 519 ha so với năm 2013.

12/11/2014
Vẫn Là Vốn Và Dịch Bệnh Trên Tôm Vẫn Là Vốn Và Dịch Bệnh Trên Tôm

Ông Trịnh Thanh Hồng, Chủ nhiệm HTX Đại Phúc ở xã Ngọc Tố (huyện Mỹ Xuyên, tỉnh Sóc Trăng) than thở, năm nay, sau vụ thu hoạch tôm, nhiều hộ còn nợ tiền thức ăn của ông. Tính đến nay, số hộ và xã viên HTX còn nợ tiền thức ăn nuôi tôm do ông Hồng làm đại lý gần 2 tỷ đồng, gấp 2 lần so cùng kỳ 2013.

12/11/2014
Mưu Sinh Mùa Nước Nổi Mưu Sinh Mùa Nước Nổi

Những năm trước đây, cứ khoảng tháng 8 âm lịch, khi nước lũ tràn về, cánh đồng Gò Kén, xã Long Thành Trung, huyện Hoà Thành, tỉnh Tây Ninh lại nhộn nhịp người đi đánh bắt cá. Mùa nước nổi năm nay, tuy lũ về sớm nhưng lại lên xuống thất thường khiến cho bà con nông dân vốn quen làm nghề này cũng phải vất vả lắm mới kiếm được con cá.

12/11/2014
Triển Vọng Từ Mô Hình Nuôi Tôm Chân Trắng Thương Phẩm Theo Quy Trình VietGAP Triển Vọng Từ Mô Hình Nuôi Tôm Chân Trắng Thương Phẩm Theo Quy Trình VietGAP

Nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm và giảm thiểu nguy cơ về dịch bệnh đối với nghề nuôi tôm chân trắng, vừa qua Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư tỉnh đã thực hiện mô hình nuôi tôm chân trắng thương phẩm theo hướng VietGAP tại Móng Cái. Bước đầu, mô hình đã cho năng suất khá cao, không xảy ra dịch bệnh, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, mở ra triển vọng mới đối với nghề nuôi tôm chân trắng.

12/11/2014
Mô Hình Nuôi Cá Chạch Lấu Mô Hình Nuôi Cá Chạch Lấu

Chạch Lấu là loài cá nước ngọt có thân mầu xanh đậm hoặc đen xám, trên thân có nhiều đốm vàng hình tròn hoặc bầu dục... Ở nước ta, loại cá này có nhiều tên gọi khác nhau: chạch lấu, chạch bông (Nam Bộ); chạch chấu, chạch làn (Trung Bộ và Bắc Bộ). Trước đây, giống cá chạch lấu chủ yếu đánh bắt ngoài thiên nhiên.

12/11/2014