Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Ngành chăn nuôi sẽ phải cạnh tranh quyết liệt

Ngành chăn nuôi sẽ phải cạnh tranh quyết liệt
Ngày đăng: 06/07/2015

Nếu không áp dụng khoa học công nghệ và tổ chức lại sản xuất nhằm tăng sức cạnh tranh, thì nguy cơ phải “nhường” thị phần cho các DN nước ngoài là rất lớn.

Theo Sở NN-PTNT, việc cắt giảm, xóa bỏ hàng rào thuế quan khi gia nhập các hiệp định thương mại chắc chắn sẽ dẫn đến sự gia tăng nhanh chóng lượng hàng nông nghiệp, đặc biệt là thực phẩm chăn nuôi nhập khẩu từ các nước TPP vào Việt Nam với giá cả cạnh tranh. Tại hội thảo “Phát triển chăn nuôi bền vững, chủ động hội nhập cộng đồng AEC và TPP” do Tổng hội NN-PTNT và Hội Chăn nuôi Việt Nam vừa tổ chức tại TP. Hồ Chí Minh, Bộ NN-PTNT khẳng định, Việt Nam không chỉ hội nhập mà còn hội nhập sâu. Đến năm 2020, Việt Nam sẽ ký 20 hiệp định thương mại tự do và đến năm 2025 tất cả các dòng thuế đều bằng 0%. Vì vậy, áp lực cạnh tranh về các loại thực phẩm chăn nuôi là rất lớn.

BR-VT hiện có 620 cơ sở chăn nuôi heo quy mô từ 50 con trở lên. Trong đó 39 cơ sở có quy mô trên 1.000 con với đàn heo khoảng 400.000 con; 83 cơ sở chăn nuôi gia cầm quy mô từ 1.000 con trở lên. Ngành nông nghiệp và các địa phương trong tỉnh đã xây dựng kế hoạch ứng phó với quá trình hội nhập, cũng như đẩy mạnh công tác tuyên truyền về những lợi thế và khó khăn cho các hộ chăn nuôi, nhưng sự cạnh tranh từ hội nhập AEC và TTP đang khiến ngành chăn nuôi của tỉnh phải tái cơ cấu lại. Cụ thể, trước tình trạng gây ô nhiễm môi trường từ hoạt động chăn nuôi, Sở TN-MT đề nghị chủ trì, phối hợp với các ngành, địa phương tổ chức rà soát hiện trạng chăn nuôi, chế biến và tiêu thụ sản phẩm. Động thái này của Sở TN-MT nhằm bảo đảm việc chăn nuôi thành vùng tập trung, không gây ảnh hưởng đến môi trường và chủ động phòng chống dịch.

Thống kê của Sở NN-PTNT cho thấy, phần lớn các cơ sở chăn nuôi đều không đầu tư hệ thống xử lý nước thải hoặc có đầu tư nhưng không xử lý nước theo quy định. Nhiều cơ sở chăn nuôi đầu tư không phép, không phù hợp với quy hoạch chăn nuôi của tỉnh, gây khó khăn trong việc quản lý của cơ quan chức năng. Mặt khác, do thiếu vốn nên việc triển khai quy hoạch, xây dựng hệ thống cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung ở các địa phương thực hiện còn chậm, ảnh hưởng đến phát triển ngành chăn nuôi. Cụ thể, dự án xây dựng cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung tại xã Long Phước (TP. Bà Rịa) dự kiến khởi công xây dựng trong quý IV-2014, nhưng đến nay vẫn chưa khởi công. Dự án xây dựng cơ sở giết mổ gia súc tập trung của tư nhân tại xã Phước Hưng (huyện Long Điền) theo kế hoạch cũng đi vào hoạt động từ quý III-2014, nhưng đến nay vẫn chưa hoàn thành…

Anh Trần Văn Hoa, người nuôi heo ở xã Hoà Hưng (huyện Xuyên Mộc) cho biết, các trang trại chăn nuôi lớn đã chủ động nguồn thức ăn, thuốc thú y, con giống. Tuy nhiên, khi hội nhập, người chăn nuôi chắc chắn sẽ phải cạnh tranh về giá, chất lượng với sản phẩm từ các nước khác. Vì vậy, ngay từ bây giờ, cơ quan chức năng cần sớm triển khai các giải pháp để người chăn nuôi cạnh tranh hiệu quả ngay trên sân nhà. Nhà nước cần đẩy mạnh thông tin về các hiệp định thương mại tự do, rà soát lại các thủ tục, sự minh bạch thị trường, chống bán phá giá...

Trước xu thế hội nhập, ngành nông nghiệp cho rằng, bên cạnh thách thức, ngành chăn nuôi cũng có một số lợi thế như tập quán người dân vẫn thích sử dụng thực phẩm tươi hơn là thịt đông lạnh. Nếu biết tận dụng để xây dựng hàng rào kỹ thuật thì ngành chăn nuôi sẽ cạnh tranh hiệu quả. Ngoài ra, với mục tiêu cắt giảm 90% thuế xuất khẩu, nhập khẩu giữa các nước cũng tạo ra cơ hội lớn cho ngành chăn nuôi tiếp cận thị trường, thu hút đầu tư và hợp tác trong lĩnh vực này. Vì vậy, cần hiểu biết và nắm rõ các thách thức cũng như cơ hội mới có thể phát triển. Bên cạnh những chính sách của Nhà nước, người chăn nuôi cần xác định thị trường trong hay ngoài nước quan trọng để xác định hình thức chăn nuôi cho phù hợp.


Có thể bạn quan tâm

Một Xã Thu Trên 28 Tỷ Đồng Từ Cây Ớt Ở Quảng Ngãi Một Xã Thu Trên 28 Tỷ Đồng Từ Cây Ớt Ở Quảng Ngãi

Từ tháng 3/2013 đến nay, trên các cánh đồng ớt ở huyện Bình Sơn (tỉnh Quảng Ngãi), không khí tất bật mùa thu hoạch. Mới bước vào đầu vụ thu hoạch, giá ớt thu mua khá cao và ngày càng tăng, từ 12.000 đồng/kg lên gần 25.000 đồng/kg, thương lái vào tận ruộng thu mua nên đầu ra quả ớt rất thuận lợi.

29/04/2013
Tìm Hướng Gỡ Khó Cho Con Cá Tra Tìm Hướng Gỡ Khó Cho Con Cá Tra

Thời gian qua, nhu cầu thị trường thế giới sụt giảm do biến động kinh tế đã làm ảnh hưởng đến nhiều mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam, trong đó có con cá tra. Thêm vào đó, đợt xét thuế chống bán phá giá lần thứ 8 của Bộ Công Thương Mỹ làm cho "đầu ra" của con cá tra đã khó lại càng thêm khó.

02/05/2013
Cây Đậu Phụng Trên Đất Bình Thuận Cây Đậu Phụng Trên Đất Bình Thuận

Với đặc điểm thổ nhưỡng đất cát bạc màu, thiếu nước tưới, ngoài một số ít diện tích chủ động nước sản xuất lúa, đất nông nghiệp ở xã Bình Thuận (huyện Tây Sơn) chỉ phù hợp với cây mì; song trồng mì thời gian dài làm cho đất nghèo dinh dưỡng, hiệu quả không cao. Trong điều kiện như vậy, những năm gần đây người dân chuyển sang trồng cây đậu phụng và điều đó đã giúp họ tăng thu nhập, cải thiện cuộc sống.

02/05/2013
Người Nuôi Tôm Bỏ Vụ Vì Dịch Bệnh Ở Huế Người Nuôi Tôm Bỏ Vụ Vì Dịch Bệnh Ở Huế

Tuy đã vào mùa vụ thả nuôi tôm mới, nhưng cho đến nay tình hình dịch bệnh, nắng nóng vẫn chưa được cải thiện đã tạo nên tâm lý lo ngại của các hộ nuôi.

03/05/2013
Khuyến Khích Nông Dân Trữ Lúa Giống Theo Kỹ Thuật Mới Khuyến Khích Nông Dân Trữ Lúa Giống Theo Kỹ Thuật Mới

Viện lúa Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) khuyến khích nông dân trong vùng áp dụng phương pháp sử dụng túi yếm khí để trữ lúa giống, vì bảo đảm chất lượng, tỷ lệ nảy mầm cao. Cách bảo quản rất đơn giản: Sau khi thu hoạch lúa, phơi sấy khô đúng thời gian, nông dân nên dùng túi nhựa PE (còn gọi là túi ni lông yếm khí) có kích cỡ bằng các bao phân bón (loại 50 kg, đang được bán phổ biến trên thị trường) để đựng lúa giống.

03/05/2013