Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Ngành chăn nuôi sản xuất quy mô lớn nhiều ưu đãi vẫn kém hấp dẫn

Ngành chăn nuôi sản xuất quy mô lớn nhiều ưu đãi vẫn kém hấp dẫn
Ngày đăng: 27/08/2015

Đến nay, những quy định mang tính ưu đãi cao trong Nghị định 210/2013/NĐ-CP của Chính phủ dành cho các doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn liên quan đến ngành chăn nuôi vẫn chưa tạo được nhiều sức hút. Đầu vào là vậy, giải quyết căn cơ khâu đầu ra vốn nhiều gian nan có thể là câu trả lời cho vấn đề.

Nhằm đẩy mạnh tiến trình quy hoạch lại hệ thống chế biến, giết mổ với việc chuyển từ nhỏ lẻ sang quy mô bán công nghiệp và công nghiệp, tăng cường giám sát, kiểm tra và xây dựng quy chuẩn nhập động vật sống về giết mổ bảo đảm vệ sinh môi trường, phương pháp giết mổ nhân đạo, Nghị định 210 đã dành Điều 10 qui định về những hỗ trợ cho các dự án đầu tư cơ sở chăn nuôi gia súc có quy mô tập trung.

Theo đó, doanh nghiệp sẽ được hỗ trợ về vốn xây dựng hạ tầng, điện nước, nhà xưởng, xử lý chất thải và mua thiết bị.Những ưu đãi này theo các chuyên gia, có thể nói là rất đáng kể trong bối cảnh kinh tế hiện nay và một số doanh nghiệp, nhà đầu tư có thể đáp ứng được việc xây dựng các cơ sở giết mổ tập trung, song trên thực tế, rất nhiều doanh nghiệp vẫn không mặn mà với thị trường này. Vô hình trung, những ưu đãi nói trên của nhà nước chỉ nằm trên giấy mà không đi vào được cuộc sống. Một nguyên nhân được nhiều doanh nghiệp và nhà đầu tư cho biết là rất khó tiếp cận được các ưu đãi này do thủ tục hồ sơ phức tạp, chậm và chưa rõ ràng, chưa biết rõ cơ quan có thẩm quyền xét duyệt và giám sát.

Tuy nhiên, nguyên nhân chính ở đây lại là vấn đề đầu ra. Sản phẩm của các cơ sở này đạt chất lượng cao, an toàn vệ sinh thực phẩm và bảo vệ môi trường nhưng chính vì thế mà giá thành cao hơn so với các cơ sở giết mổ nhỏ lẻ.

Bên cạnh đó, sản phẩm của các cơ sở tập trung phải đi kèm với hệ thống phân phối như các siêu thị, cửa hàng có hệ thống làm lạnh đòi hỏi các chi phí không nhỏ.Hơn thế nữa, việc tiêu thụ một lượng lớn sản phẩm hàng ngày phụ thuộc rất nhiều vào quan hệ giữa cơ sở chế biến giết mổ và các điểm phân phối. Trong khi đó, đa số người dân vẫn giữ thói quen mua thịt ở chợ cho dù chất lượng và vệ sinh thực phẩm không bằng. Tuy nhiên, các chuyên gia kinh tế cho rằng, theo thời gian, thói quen này sẽ thay đổi. Điều cần làm trước mắt để khuyến khích các cơ sở giết mổ tập trung là nhà nước cần xem xét, giảm 30% thuế GTGT đối với các cơ sở này.

Tuy nhiên, trách nhiệm chính ở đây là thuộc về các doanh nghiệp. Phát triển thị trường, tạo niềm tin của người tiêu dùng vào sản phẩm là điều luôn cần được các doanh nghiệp quan tâm bởi nếu sản phẩm tốt, bảo đảm chất lượng và an toàn thực phẩm sẽ dần được người tiêu dùng chấp nhận và tin dùng. Khi đó, đầu ra sẽ được bảo đảm, giúp doanh nghiệp tận dụng lợi thế nhờ quy mô và giảm dần giá thành sản phẩm, tăng sức cạnh tranh.

Lâu nay nhiều người cho rằng, sản xuất nhỏ, công nghệ thấp, tiêu thụ nhanh là chìa khóa mang lại nhiều lợi ích hơn. Tuy nhiên, với việc một loạt các hiệp định thương mại tự do đã và sẽ được ký, các hộ, doanh nghiệp nhỏ lẻ sẽ đứng trước nguy cơ bị loại khỏi cuộc chơi. Điều này cũng hoàn toàn đúng với ngành chăn nuôi.

Nhiều chuyên gia cho rằng, để giải quyết rốt ráo khâu đầu ra cho sản phẩm của ngành chăn nuôi, các chương trình mang tính quốc gia về khuyến khích tiêu dùng nội địa cần tích hợp các giải pháp phát triển thị trường của doanh nghiệp và nhà đầu tư ngành chăn nuôi.


Có thể bạn quan tâm

Đưa Vụ Đông Thành Vụ Sản Xuất Chính Đưa Vụ Đông Thành Vụ Sản Xuất Chính

Những ngày này, nông dân huyện Đại Từ ra quân sản xuất vụ đông với khí thế nhộn nhịp và khẩn trương. Khắp các xứ đồng từ An Khánh, Cù Vân đến Cát Nê, Văn Yên, Phú Thịnh… đâu đâu cũng thấy cảnh người dân cần mẫn trên đồng ruộng. Cán bộ Phòng Nông nghiệp & PTNT, Trạm Khuyến nông huyện đã trực tiếp xuống cơ sở để tuyên truyền, vận động bà con nông dân gặt đến đâu, làm đất ngay tới đó với phương châm “sáng lúa, chiều cây vụ đông”...

03/11/2014
Góp Phần Làm Tốt Công Tác Phòng, Chống Dịch Bệnh Góp Phần Làm Tốt Công Tác Phòng, Chống Dịch Bệnh

Chăn nuôi đang là nguồn thu nhập chính của nhiều hộ dân trong tỉnh. Để bảo vệ đàn vật nuôi, kiểm soát dịch bệnh có vai trò đặc biệt quan trọng. Thời gian qua, mạng lưới thú y cơ sở luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, góp phần giúp chính quyền địa phương và cơ quan chuyên môn kiểm soát và phòng, chống dịch bệnh cho đàn vật nuôi có hiệu quả..

03/11/2014
Nông Dân Thoát Nghèo Từ Các Hoạt Động Hỗ Trợ Nông Dân Thoát Nghèo Từ Các Hoạt Động Hỗ Trợ

Chương trình giúp hội viên phát triển kinh tế, nâng cao, cải thiện đời sống được các cấp hội nông dân (HND) trong tỉnh coi là nhiệm vụ trọng tâm xuyên suốt quá trình hoạt động. Xác định, khoanh vùng, tìm hiểu nguyên nhân để hỗ trợ cái hội viên cần, nâng cao kiến thức còn thiếu của hội viên, đưa ra kế hoạch hành động cụ thể...

03/11/2014
Phát Triển Hội Viên Nông Dân Vùng Đồng Bào Có Đạo Phát Triển Hội Viên Nông Dân Vùng Đồng Bào Có Đạo

Thông qua các buổi sinh hoạt chi, tổ hội, tuyên truyền trên hệ thống loa truyền thanh vào dịp lễ của các vùng giáo về tinh thần đoàn kết trong nhân dân, đoàn kết lương giáo, nâng cao tinh thần trách nhiệm của mỗi hội viên, nông dân vào việc xây dựng tổ chức hội vững mạnh.

03/11/2014
Hiệu Quả Từ Dự Án Khai Thác Tài Nguyên Bền Vững Vùng Đất Đồi Dốc Ở Cẩm Thủy Hiệu Quả Từ Dự Án Khai Thác Tài Nguyên Bền Vững Vùng Đất Đồi Dốc Ở Cẩm Thủy

Dự án khai thác tài nguyên bền vững vùng đồi dốc ở huyện Cẩm Thủy được Hội Khoa học thủy lợi Thanh Hóa thực hiện tại xã Cẩm Tâm từ năm 2010. Theo đó, dự án xây dựng 2 mô hình để thực hiện hỗ trợ, gồm: mô hình thu trữ nước mó và mô hình hạn chế lũ quét, bảo vệ môi trường.

03/11/2014