Ngành chăn nuôi sản xuất quy mô lớn nhiều ưu đãi vẫn kém hấp dẫn

Đến nay, những quy định mang tính ưu đãi cao trong Nghị định 210/2013/NĐ-CP của Chính phủ dành cho các doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn liên quan đến ngành chăn nuôi vẫn chưa tạo được nhiều sức hút. Đầu vào là vậy, giải quyết căn cơ khâu đầu ra vốn nhiều gian nan có thể là câu trả lời cho vấn đề.
Nhằm đẩy mạnh tiến trình quy hoạch lại hệ thống chế biến, giết mổ với việc chuyển từ nhỏ lẻ sang quy mô bán công nghiệp và công nghiệp, tăng cường giám sát, kiểm tra và xây dựng quy chuẩn nhập động vật sống về giết mổ bảo đảm vệ sinh môi trường, phương pháp giết mổ nhân đạo, Nghị định 210 đã dành Điều 10 qui định về những hỗ trợ cho các dự án đầu tư cơ sở chăn nuôi gia súc có quy mô tập trung.
Theo đó, doanh nghiệp sẽ được hỗ trợ về vốn xây dựng hạ tầng, điện nước, nhà xưởng, xử lý chất thải và mua thiết bị.Những ưu đãi này theo các chuyên gia, có thể nói là rất đáng kể trong bối cảnh kinh tế hiện nay và một số doanh nghiệp, nhà đầu tư có thể đáp ứng được việc xây dựng các cơ sở giết mổ tập trung, song trên thực tế, rất nhiều doanh nghiệp vẫn không mặn mà với thị trường này. Vô hình trung, những ưu đãi nói trên của nhà nước chỉ nằm trên giấy mà không đi vào được cuộc sống. Một nguyên nhân được nhiều doanh nghiệp và nhà đầu tư cho biết là rất khó tiếp cận được các ưu đãi này do thủ tục hồ sơ phức tạp, chậm và chưa rõ ràng, chưa biết rõ cơ quan có thẩm quyền xét duyệt và giám sát.
Tuy nhiên, nguyên nhân chính ở đây lại là vấn đề đầu ra. Sản phẩm của các cơ sở này đạt chất lượng cao, an toàn vệ sinh thực phẩm và bảo vệ môi trường nhưng chính vì thế mà giá thành cao hơn so với các cơ sở giết mổ nhỏ lẻ.
Bên cạnh đó, sản phẩm của các cơ sở tập trung phải đi kèm với hệ thống phân phối như các siêu thị, cửa hàng có hệ thống làm lạnh đòi hỏi các chi phí không nhỏ.Hơn thế nữa, việc tiêu thụ một lượng lớn sản phẩm hàng ngày phụ thuộc rất nhiều vào quan hệ giữa cơ sở chế biến giết mổ và các điểm phân phối. Trong khi đó, đa số người dân vẫn giữ thói quen mua thịt ở chợ cho dù chất lượng và vệ sinh thực phẩm không bằng. Tuy nhiên, các chuyên gia kinh tế cho rằng, theo thời gian, thói quen này sẽ thay đổi. Điều cần làm trước mắt để khuyến khích các cơ sở giết mổ tập trung là nhà nước cần xem xét, giảm 30% thuế GTGT đối với các cơ sở này.
Tuy nhiên, trách nhiệm chính ở đây là thuộc về các doanh nghiệp. Phát triển thị trường, tạo niềm tin của người tiêu dùng vào sản phẩm là điều luôn cần được các doanh nghiệp quan tâm bởi nếu sản phẩm tốt, bảo đảm chất lượng và an toàn thực phẩm sẽ dần được người tiêu dùng chấp nhận và tin dùng. Khi đó, đầu ra sẽ được bảo đảm, giúp doanh nghiệp tận dụng lợi thế nhờ quy mô và giảm dần giá thành sản phẩm, tăng sức cạnh tranh.
Lâu nay nhiều người cho rằng, sản xuất nhỏ, công nghệ thấp, tiêu thụ nhanh là chìa khóa mang lại nhiều lợi ích hơn. Tuy nhiên, với việc một loạt các hiệp định thương mại tự do đã và sẽ được ký, các hộ, doanh nghiệp nhỏ lẻ sẽ đứng trước nguy cơ bị loại khỏi cuộc chơi. Điều này cũng hoàn toàn đúng với ngành chăn nuôi.
Nhiều chuyên gia cho rằng, để giải quyết rốt ráo khâu đầu ra cho sản phẩm của ngành chăn nuôi, các chương trình mang tính quốc gia về khuyến khích tiêu dùng nội địa cần tích hợp các giải pháp phát triển thị trường của doanh nghiệp và nhà đầu tư ngành chăn nuôi.
Có thể bạn quan tâm

Niên vụ 2013/2014, Việt Nam đã xuất khẩu 1,32 triệu tấn cà phê, kim ngạch 2,75 tỷ USD. Tuy nhiên, cây cà phê Tây nguyên đang đối mặt với những khó khăn do diện tích cà phê già cỗi khá lớn, đòi hỏi phải sớm tái canh để duy trì sản lượng và chất lượng.

Xã Bình Nam là địa phương có diện tích trồng cây đậu phộng lớn nhất huyện Thăng Bình với diện tích ổn định 180ha. Tận dụng được lợi thế đó, đầu năm 2014 địa phương đã quy hoạch cánh đồng mẫu trồng cây đậu phộng với diện tích 45ha tại thôn Đông Tác.

Trong đó, cá tra có diện tích nuôi tại các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long ước đạt 6.200 ha với sản lượng 598 ngàn tấn. Theo báo cáo của các Sở NN&PTNT thuộc Đồng bằng sông Cửu Long, sản lượng cá tra của hầu hết các tỉnh đều giảm so với cùng kỳ năm trước, nguyên nhân chủ yếu vẫn là do giá cá tra nguyên liệu giảm thấp nên người nuôi cho ăn cầm chừng, kéo dài thời gian, cá không đạt kích cỡ thu hoạch.

Những năm gần đây, tại những vùng đất gò đồi cao, đất ruộng thiếu nước, do trồng lúa xuân hè kém hiệu quả nên nhiều hộ nông dân trên địa bàn TP.Tam Kỳ đã thay thế trồng cây mè. Mô hình này không chỉ đem lại hiệu quả kinh tế cao mà còn giúp cải tạo đồng ruộng, ngăn chặn được sự phát triển của một số dịch bệnh trên cây lúa cũng như hạn chế được việc bỏ đất hoang do thiếu nước vào mùa khô.

Từ tháng 6/2013, đề tài được triển khai nuôi thí điểm tại hộ ông Nguyễn Đức Nhi - ở xã Cam Thịnh Đông, với diện tích 4.000 m2, thả nuôi 400.000 con ốc hương giống và 4.000 con hải sâm. Sau 5 tháng rưỡi thả nuôi, trừ các khoản chi phí đầu tư, hộ nuôi còn lãi gần 256 triệu đồng.