Ngành chăn nuôi phát triển khá ổn định

Đến nay, tổng đàn bò của vùng ĐBSCL ước đạt 700.000 con, chiếm 13% tổng đàn bò của cả nước. Tổng đàn heo toàn vùng đạt khoảng 3,5 triệu con, tăng nhẹ so với cùng kỳ nhưng tổng sản lượng thịt heo đạt khoảng 550.000 tấn, tăng 5% so cùng kỳ năm trước do năng suất tăng, dịch bệnh không xảy ra nhiều. Tổng đàn gia cầm toàn vùng hiện đạt trên 58,5 triệu con, chiếm 17,8% so với tổng đàn gia cầm của cả nước.
Dù tổng đàn giảm nhẹ so với cùng kỳ năm trước nhưng sản lượng thịt gia cầm của vùng tăng 1 - 1,2%, đặc biệt là ngành hàng thịt gia cầm công nghiệp. Sản lượng thịt vịt vùng ĐBSCL chiếm khoảng 42,2% sản lượng thịt vịt cả nước. Nhờ dịch bệnh trên gia cầm được kiểm soát nên chăn nuôi gia cầm tại vùng ĐBSCL đang có xu hướng phát triển.
Có thể bạn quan tâm

Ứng dụng khoa học công nghệ (KHCN) vào chăn nuôi không những giúp người chăn nuôi giảm chi phí đầu tư, tăng sức đề kháng cho vật nuôi, mà còn góp phần cải thiện tình trạng ô nhiễm môi trường, ô nhiễm nguồn nước do chất thải trong chăn nuôi gây ra...

Kỳ cuối: Đổi mới sáng tạo Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) có hơn 70% dân số tham gia hoạt động nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản và các ngành liên quan.

Do nắng hạn nên vụ lúa Hè – Thu năm 2015 trên địa bàn thành phố Tân An (Long An) gieo sạ trễ hơn dự tính. Tính đến ngày 23 tháng 9, diện tích thu hoạch khoảng 2.000 ha trên diện tích 2.895 ha gieo sạ.

Nông dân huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang đã thu hoạch được 3.700ha lúa Thu đông, chiếm 40% diện tích đã xuống giống.

Những năm gần đây, nhiều mô hình mới trong sản xuất nông nghiệp đã và đang được triển khai ở khắp các địa phương trong tỉnh Quảng Ngãi, bước đầu đem lại hiệu quả kinh tế, tăng năng suất, sản lượng cây trồng và thu nhập cho người dân.