Ngành chăn nuôi phát triển khá ổn định

Đến nay, tổng đàn bò của vùng ĐBSCL ước đạt 700.000 con, chiếm 13% tổng đàn bò của cả nước. Tổng đàn heo toàn vùng đạt khoảng 3,5 triệu con, tăng nhẹ so với cùng kỳ nhưng tổng sản lượng thịt heo đạt khoảng 550.000 tấn, tăng 5% so cùng kỳ năm trước do năng suất tăng, dịch bệnh không xảy ra nhiều. Tổng đàn gia cầm toàn vùng hiện đạt trên 58,5 triệu con, chiếm 17,8% so với tổng đàn gia cầm của cả nước.
Dù tổng đàn giảm nhẹ so với cùng kỳ năm trước nhưng sản lượng thịt gia cầm của vùng tăng 1 - 1,2%, đặc biệt là ngành hàng thịt gia cầm công nghiệp. Sản lượng thịt vịt vùng ĐBSCL chiếm khoảng 42,2% sản lượng thịt vịt cả nước. Nhờ dịch bệnh trên gia cầm được kiểm soát nên chăn nuôi gia cầm tại vùng ĐBSCL đang có xu hướng phát triển.
Có thể bạn quan tâm

Trung tâm Khuyến nông quốc gia (Bộ NNPTNT) vừa phối hợp với Trung tâm Khuyến nông Nam Định tổ chức diễn đàn Khuyến nông @ Nông nghiệp, chuyên đề: “Nâng cao hiệu quả sử dụng phân bón trong canh tác nông nghiệp ở miền Bắc”.

Hiện nay, bà con nông dân xuống giống vụ lúa hè thu được gần 30.000 ha. Tuy nhiên, mùa vụ sản xuất năm nay nông dân không chỉ gặp bất lợi về thời tiết mà còn chịu áp lực của giá lúa thương phẩm rẻ, chưa bán được để đầu tư cho sản xuất mà giá xăng dầu, vật tư nông nghiệp tăng cao.

Cách đây vài năm, xã Ngư Thủy Bắc (Lệ Thủy - Quảng Bình) được biết đến là một làng chài nghèo, quanh năm tất tả với cái ăn, cái mặc. Bây giờ thì khác, ông Nguyễn Thanh Thoảng - Chủ tịch UBND xã cho hay: “Riêng vụ cá lóc năm nay, cả xã có tổng sản lượng gần 500 tấn, nếu lấy giá bán trung bình là 50 ngàn đồng/kg thì có con số thu đến 25 tỷ đồng, trừ chi phí còn lãi khoảng 15 tỷ, chia ra, bình quân mỗi hộ có trên 20 triệu đồng”.

Ấn Độ buộc phải đóng một mức thuế nhất định khi xuất khẩu tôm sang Mỹ, cũng giống như một số nước châu Á khác. Tuy nhiên, trong khi hội chứng tôm chết sớm (EMS) làm giảm sản lượng sản xuất ở các nước khác, điều này cũng đồng nghĩa với việc Ấn Độ vẫn còn chỗ đứng trong cuộc chơi, theo các nguồn tin cho biết

Sau khi nghỉ chế độ, ông Đinh Sỹ Chung, xã Ninh Khang (Hoa Lư - Ninh Bình) đã sang một số nước: Thái Lan, Trung Quốc, Malaysia... tìm hiểu, học cách nuôi gà lấy trứng vốn đang được thị trường ưa chuộng và có nhiều tiềm năng phát triển.