Ngành chăn nuôi nhập giống tốt thay vì lưu giữ giống bản địa

Đó là ý kiến của ông Cao Đức Phát, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) nói với các doanh nghiệp trong lĩnh vực chăn nuôi tại một cuộc họp bàn về giải pháp tháo gỡ khó khăn cho ngành chăn nuôi vào cuối tuần này tại TPHCM.
Ông Phát cho rằng, hiện nay, các viện trường trong cả nước đang nghiện cứu và cố gắng lai tạo những giống vật nuôi năng suất cao, chất lượng tốt nhưng để làm được việc này cần thêm nhiều thời gian.
“Trong khi chúng ta đang nghiên cứu, lai tạo những giống vật nuôi năng suất cao, chất lượng tốt thì hàng trăm viện nghiên cứu, trường đại học trên thế giới cũng đang làm điều tương tự. Để có một giống mới đạt yêu cầu mất rất nhiều thời gian, thay vì chờ đợi tại sao ta không nhập nhiều giống tốt cho người dân nuôi để nâng cao năng suất, chất lượng thịt, sữa”, ông Phát nói.
Ông Phát cũng cho biết thêm, mỗi năm, Chính phủ chi ra 50 tỉ đồng để các viện, trường phát triển các giống gia súc, gia cầm bản địa. “Tôi đã yêu cầu ngành chăn nuôi, thay vì dùng số tiền này để lưu giữ, phát triển các giống bản địa nên dùng số tiền này để nhập các giống gia cầm, gia súc chất lượng cao về lai tạo”, ông nói.
Theo ông Nguyễn Đăng Vang, Chủ tịch Hội chăn nuôi Việt Nam, trước đây, để giúp ngành chăn nuôi nâng cao chất lượng thịt, sữa, Việt Nam đã cho nhập những giống heo, trâu bò từ Ấn Độ, châu Âu về lai tạo nhằm tạo ra thế hệ giống lai có năng suất cao hơn. Song, sau nhiều năm, chất lượng con giống đã giảm đi đáng kể.
Hiện nhiều hộ chăn nuôi heo ở Đồng Nai - địa phương có tổng đàn heo lớn nhất cả nước - thường mua tinh heo đực từ Canada, Mỹ về giao phối để tạo ra những lứa heo lớn nhanh, có trọng lượng lớn.
Thậm chí, có những doanh nhân nhận thấy ngành kinh doanh tinh heo có nhiều cơ hội "ăn nên làm ra" nên đã qua Canada đầu tư mua lại một trang trại heo ở đây để nuôi heo lấy tinh nhằm cung cấp cho thị trường Việt Nam.
Doanh nhân này cho biết sau khi mua trang trại ở Canada, ông sẽ tập trung nuôi heo đực để lấy tinh sau đó đưa về nhân giống ở một trang trại trong nước, rồi từ đó, bán heo giống cho người dân hoặc bán tinh trực tiếp cho các trang trại, hộ dân đang nuôi heo nái hiện nay. Tuy nhiên, mọi thứ mới chỉ ở giai đoạn đầu nên ông đã từ chối nêu tên và nói chi tiết về dự án của mình.
Có thể bạn quan tâm

Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) cho biết, trong năm nay nếu ngành cá tra được ưu tiên vốn, đồng thời lãi suất về dưới 15%/năm thì giá thành sản xuất sẽ có khả năng cạnh tranh, và kim ngạch xuất khẩu có thể đạt 2 tỉ Đô la Mỹ.

Sau một thời gian giá cá tra nguyên liệu tăng lên ở mức đảm bảo cho người nuôi có lãi thì đầu tháng 4/2012, giá cá tra nguyên liệu lại giảm mạnh, khiến người nuôi tiếp tục sống trong cảnh thấp thỏm âu lo. Điệp khúc rớt giá không còn là vấn đề mới nhưng vì sao tình trạng này vẫn liên tiếp diễn ra?

Ông Nguyễn Thành Nhơn ở thôn Từ Nham, xã Xuân Thịnh, gắn bó với nghề nuôi tôm hùm gần 20 năm với bao thăng trầm, nay đã trở thành tỷ phú.

Theo TS Lê Ngọc Báu, viện trưởng Viện Khoa học kỹ thuật nông lâm nghiệp Tây nguyên, diện tích cà phê già cỗi (có độ tuổi trên 20 năm) cả nước hiện lên tới trên 100.000 ha, dự kiến trong năm năm tới diện tích này sẽ tăng lên 150.000 ha.

Tuy nhiên khi mua lan rừng về chưng chơi sau khi bông tàn muốn cây ra bông trở lại giống như những loại lan được nhập khẩu lại rất khó, nhiều người đã vứt bỏ hoặc cố gắng dưỡng chúng để "chơi lá". Làm như vậy thì uổng phí quá. Sau đây chúng tôi xin mách các bạn cách làm cho lan rừng ra bông trở lại.