Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Ngành Chăn Nuôi Khát Vốn Cuối Năm

Ngành Chăn Nuôi Khát Vốn Cuối Năm
Ngày đăng: 13/12/2013

Giá heo hơi, gà công nghiệp đang tăng, giá thức ăn chăn nuôi có xu hướng giảm là những điều kiện thuận lợi để các hộ chăn nuôi đẩy mạnh tái đàn. Tuy nhiên, bà con hiện vẫn rất thiếu vốn để tái sản xuất.

Ngay sau khi xuất bán lứa heo thịt, ông Hòa đã bắt tay vào việc thả lứa heo mới để chuẩn bị phục vụ thị trường dịp lễ, tết cuối năm. Thế nhưng, dù được dự báo tình hình thị trường sẽ tiêu thụ tốt, giá heo có thể tăng lên mức 50.000 đồng/kg nhưng đợt này ông Hòa cũng không thể thả nhiều bởi nhà ông còn bị thâm hụt vốn từ các lứa heo trước.

Giá gà công nghiệp hiện đang ở mức 37.000-38.000 đồng/kg, tăng 26% so với các tháng trước. Song bài toán thiếu vốn khiến nhiều trại nuôi tại tỉnh Đồng Nai vẫn phải bỏ trống chuồng trại. Nhiều hộ chăn nuôi mong tìm cơ hội lấy lãi bù lỗ trong thời điểm này nên buộc phải xoay xở bằng cách vay vốn bên ngoài với lãi suất cao để tái đầu tư.

Câu hỏi được phần lớn hộ chăn nuôi đặt ra là tại sao khi thực hiện đầy đủ các yêu cầu của ngân hàng như có giấy phép cho chăn nuôi của cơ quan thú y, thực hiện nghĩa vụ nộp thuế, vay trả lãi theo quy định của ngân hàng... nhưng khi vay vẫn gặp nhiều khó khăn.

Qua trao đổi với các ngân hàng tại địa phương như BIDV, Vietcombank…lời giải thích được đưa ra do việc khống chế mức tăng trưởng dư nợ cho vay ở mức 16%/năm, các ngân hàng chỉ có thể cho người chăn nuôi vay số vốn bằng hoặc cao hơn một ít so với khoản vay trước đó. Chẳng hạn hộ nào trước đây được vay 10 triệu đồng, sau khi trả hết nợ gốc cũng chỉ được cho vay lại cao nhất khoảng 12 triệu đồng.

Mức lãi suất hỗ trợ hiện đã giảm xuống ở mức 9,5%/năm nhưng theo Hiệp hội chăn nuôi tỉnh Đồng Nai thì hầu hết người nuôi vẫn đang phải trả 11%/năm cho khoản vay trung hạn, vì nếu vay ngắn hạn thì không thể quay kịp vòng vốn để trả lãi ngân hàng.

Một hạn chế khác là do quy mô chăn nuôi nhỏ lẻ chiếm đến 60%, nên nếu vay được vốn thì cũng chỉ ở mức 20 triệu đồng/hộ và thường phải qua kênh vay vốn tín chấp của các hội, đoàn thể.

Điều mà người chăn nuôi băn khoăn lúc này chính là khi đồng vốn vay đến được tay nông dân e rằng sẽ qua thời điểm tái đàn. Theo kinh nghiệm của những người chăn nuôi, gia súc, gia cầm chỉ bán được giá vào thời điểm cuối năm. Vì vậy, nếu bây giờ không có vốn để tái đàn cũng đồng nghĩa với việc mất đi cơ hội để phục hồi ngành chăn nuôi và bù đắp những thiệt hại của ngành chăn nuôi trong thời gian qua.


Có thể bạn quan tâm

Tái Canh Cây Cà Phê Quy Trình Mới Trên Đất Cũ Tái Canh Cây Cà Phê Quy Trình Mới Trên Đất Cũ

Theo Bộ Nông nghiệp và PTNT, diện tích cà phê già cỗi cần phải trồng thay thế và chuyển đổi trong 5-10 năm tới tại Tây Nguyên khoảng 140.000-160.000 ha (chiếm trên 20% diện tích cà phê của toàn vùng); trong đó cà phê trên 20 năm tuổi hiện có trên 86.000 ha. Nếu không kịp thời tái canh, chất lượng và sản lượng cà phê của Việt Nam nói chung và Tây Nguyên nói riêng sẽ sớm bị ảnh hưởng.

05/06/2014
Hơn 10 Ha Mì Bị Bệnh Thối Củ Hơn 10 Ha Mì Bị Bệnh Thối Củ

Trước mắt, Trạm Bảo vệ thực vật huyện Dương Minh Châu khuyến cáo nông dân nên sử dụng phân vi sinh khi trồng mì, vì trong loại phân bón này có chất Trichoderma có thể khống chế 5 loại nấm trong đất ngăn không cho chúng phát triển, hạn chế mức độ thối củ trên cây mì.

05/06/2014
Hiệu Quả Bước Đầu Mô Hình Chống Rét Và Giữ Ẩm Cho Cây Thuốc Lá Bằng Màng Phủ Nông Nghiệp Hiệu Quả Bước Đầu Mô Hình Chống Rét Và Giữ Ẩm Cho Cây Thuốc Lá Bằng Màng Phủ Nông Nghiệp

Vụ xuân năm 2014, Trung tâm Khuyến nông – Khuyến lâm Bắc Kạn đã phối hợp với phòng Nông nghiệp & PTNT huyện Ngân Sơn triển khai mô hình “Chống rét và giữ ẩm cho cây thuốc lá bằng màng phủ nông nghiệp", đến nay sau 5 tháng triển khai thực hiện mô hình mang lại những kết quả đáng ghi nhận.

05/06/2014
Thành Công Của Dưa Hấu Kỳ Lý Thành Công Của Dưa Hấu Kỳ Lý

Cách đây 6 năm, ông Nguyễn Trung (khối phố Tam Cẩm, thị trấn Phú Thịnh, huyện Phú Ninh) cùng hàng trăn hộ dân trong vùng đã mạnh dạn chuyển hàng chục ha đất lúa sang trồng dưa hấu để đáp ứng nhu cầu tiêu thụ rất lớn từ phía thương lái sau khi thương hiệu dưa hấu Kỳ Lý ra đời.

05/06/2014
Trồng Nhãn Xuồng Cơm Vàng Phát Triển Chất Lượng Theo Tiêu Chuẩn GAP Trồng Nhãn Xuồng Cơm Vàng Phát Triển Chất Lượng Theo Tiêu Chuẩn GAP

Bà Rịa - Vũng Tàu là vùng trồng nhãn xuồng lâu đời, nông dân có nhiều kinh nghiệm, nhưng việc áp dụng kỹ thuật mới, xây dựng thương hiệu gắn liền với các tiêu chuẩn sản xuất an toàn chưa được thực hiện đồng bộ. Vì vậy, sức cạnh tranh của nhãn xuồng cơm vàng chưa cao và phần lớn sản phẩm chỉ tiêu thụ nội địa.

05/06/2014