Ngành Chăn Nuôi Khát Vốn Cuối Năm

Giá heo hơi, gà công nghiệp đang tăng, giá thức ăn chăn nuôi có xu hướng giảm là những điều kiện thuận lợi để các hộ chăn nuôi đẩy mạnh tái đàn. Tuy nhiên, bà con hiện vẫn rất thiếu vốn để tái sản xuất.
Ngay sau khi xuất bán lứa heo thịt, ông Hòa đã bắt tay vào việc thả lứa heo mới để chuẩn bị phục vụ thị trường dịp lễ, tết cuối năm. Thế nhưng, dù được dự báo tình hình thị trường sẽ tiêu thụ tốt, giá heo có thể tăng lên mức 50.000 đồng/kg nhưng đợt này ông Hòa cũng không thể thả nhiều bởi nhà ông còn bị thâm hụt vốn từ các lứa heo trước.
Giá gà công nghiệp hiện đang ở mức 37.000-38.000 đồng/kg, tăng 26% so với các tháng trước. Song bài toán thiếu vốn khiến nhiều trại nuôi tại tỉnh Đồng Nai vẫn phải bỏ trống chuồng trại. Nhiều hộ chăn nuôi mong tìm cơ hội lấy lãi bù lỗ trong thời điểm này nên buộc phải xoay xở bằng cách vay vốn bên ngoài với lãi suất cao để tái đầu tư.
Câu hỏi được phần lớn hộ chăn nuôi đặt ra là tại sao khi thực hiện đầy đủ các yêu cầu của ngân hàng như có giấy phép cho chăn nuôi của cơ quan thú y, thực hiện nghĩa vụ nộp thuế, vay trả lãi theo quy định của ngân hàng... nhưng khi vay vẫn gặp nhiều khó khăn.
Qua trao đổi với các ngân hàng tại địa phương như BIDV, Vietcombank…lời giải thích được đưa ra do việc khống chế mức tăng trưởng dư nợ cho vay ở mức 16%/năm, các ngân hàng chỉ có thể cho người chăn nuôi vay số vốn bằng hoặc cao hơn một ít so với khoản vay trước đó. Chẳng hạn hộ nào trước đây được vay 10 triệu đồng, sau khi trả hết nợ gốc cũng chỉ được cho vay lại cao nhất khoảng 12 triệu đồng.
Mức lãi suất hỗ trợ hiện đã giảm xuống ở mức 9,5%/năm nhưng theo Hiệp hội chăn nuôi tỉnh Đồng Nai thì hầu hết người nuôi vẫn đang phải trả 11%/năm cho khoản vay trung hạn, vì nếu vay ngắn hạn thì không thể quay kịp vòng vốn để trả lãi ngân hàng.
Một hạn chế khác là do quy mô chăn nuôi nhỏ lẻ chiếm đến 60%, nên nếu vay được vốn thì cũng chỉ ở mức 20 triệu đồng/hộ và thường phải qua kênh vay vốn tín chấp của các hội, đoàn thể.
Điều mà người chăn nuôi băn khoăn lúc này chính là khi đồng vốn vay đến được tay nông dân e rằng sẽ qua thời điểm tái đàn. Theo kinh nghiệm của những người chăn nuôi, gia súc, gia cầm chỉ bán được giá vào thời điểm cuối năm. Vì vậy, nếu bây giờ không có vốn để tái đàn cũng đồng nghĩa với việc mất đi cơ hội để phục hồi ngành chăn nuôi và bù đắp những thiệt hại của ngành chăn nuôi trong thời gian qua.
Có thể bạn quan tâm

Lâu nay nói tới Đông Triều (Quảng Ninh) người ta nghĩ ngay tới vùng lúa lớn nhất của Quảng Ninh. Cũng trên diện tích cấy lúa ấy, ven sông không ít hộ đã sử dụng để khai thác rươi và cáy có hiệu quả cao gấp nhiều lần. Việc xây dựng vùng nuôi rươi và cáy đang là hướng mở cho phát triển kinh tế cao ở Đông Triều.

Sáng 25/9, mô hình nuôi tôm chân trắng theo tiêu chuẩn VietGAP của hộ ông Nguyễn Văn Thành xã Ninh Phú, thị xã Ninh Hòa (Khánh Hòa) đã tổ chức thu hoạch. Năng suất đạt 8 tấn/ha vụ, trừ chi phí, chủ mô hình thu về 200 triệu đồng tiền lãi ròng. Lợi nhuận đạt được từ nuôi tôm theo VietGAP tăng gấp 2,5 lần so với nuôi truyền thống.

Chi cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản Bà Rịa - Vũng Tàu (KT-BVNLTS) đã triển khai các phương án bảo đảm an toàn cho người và tàu cá hoạt động trên biển trong mùa mưa bão. Đây là hoạt động nằm trong kế hoạch phòng chống và giảm thiệt hại do thiên tai và tìm kiếm cứu nạn của Chi cục KT-BVNLTS.

UBND tỉnh yêu cầu các đơn vị liên quan cần tiếp tục thực hiện các biện pháp giám sát dịch bệnh, theo dõi các vùng nuôi trồng thủy sản mẫn cảm với bệnh, đề phòng phát sinh những ổ dịch mới và tái phát những ổ dịch cũ trên phạm vi toàn tỉnh.

Nhằm chuyển giao những tiến bộ kỹ thuật mới cho người nuôi trồng thủy sản, giúp bà con phát triển sản xuất nâng cao hiệu quả và tăng thu nhập, năm 2014 Trung tâm Khuyến nông Khuyến ngư (KNKN) Bình Định phối hợp với Trạm Khuyến nông thành phố Quy Nhơn thực hiện thành công mô hình “Ương tôm hùm bông trong lồng” tại xã đảo Nhơn Châu, thành phố Quy Nhơn.