Ngành Chăn Nuôi Khát Vốn Cuối Năm

Giá heo hơi, gà công nghiệp đang tăng, giá thức ăn chăn nuôi có xu hướng giảm là những điều kiện thuận lợi để các hộ chăn nuôi đẩy mạnh tái đàn. Tuy nhiên, bà con hiện vẫn rất thiếu vốn để tái sản xuất.
Ngay sau khi xuất bán lứa heo thịt, ông Hòa đã bắt tay vào việc thả lứa heo mới để chuẩn bị phục vụ thị trường dịp lễ, tết cuối năm. Thế nhưng, dù được dự báo tình hình thị trường sẽ tiêu thụ tốt, giá heo có thể tăng lên mức 50.000 đồng/kg nhưng đợt này ông Hòa cũng không thể thả nhiều bởi nhà ông còn bị thâm hụt vốn từ các lứa heo trước.
Giá gà công nghiệp hiện đang ở mức 37.000-38.000 đồng/kg, tăng 26% so với các tháng trước. Song bài toán thiếu vốn khiến nhiều trại nuôi tại tỉnh Đồng Nai vẫn phải bỏ trống chuồng trại. Nhiều hộ chăn nuôi mong tìm cơ hội lấy lãi bù lỗ trong thời điểm này nên buộc phải xoay xở bằng cách vay vốn bên ngoài với lãi suất cao để tái đầu tư.
Câu hỏi được phần lớn hộ chăn nuôi đặt ra là tại sao khi thực hiện đầy đủ các yêu cầu của ngân hàng như có giấy phép cho chăn nuôi của cơ quan thú y, thực hiện nghĩa vụ nộp thuế, vay trả lãi theo quy định của ngân hàng... nhưng khi vay vẫn gặp nhiều khó khăn.
Qua trao đổi với các ngân hàng tại địa phương như BIDV, Vietcombank…lời giải thích được đưa ra do việc khống chế mức tăng trưởng dư nợ cho vay ở mức 16%/năm, các ngân hàng chỉ có thể cho người chăn nuôi vay số vốn bằng hoặc cao hơn một ít so với khoản vay trước đó. Chẳng hạn hộ nào trước đây được vay 10 triệu đồng, sau khi trả hết nợ gốc cũng chỉ được cho vay lại cao nhất khoảng 12 triệu đồng.
Mức lãi suất hỗ trợ hiện đã giảm xuống ở mức 9,5%/năm nhưng theo Hiệp hội chăn nuôi tỉnh Đồng Nai thì hầu hết người nuôi vẫn đang phải trả 11%/năm cho khoản vay trung hạn, vì nếu vay ngắn hạn thì không thể quay kịp vòng vốn để trả lãi ngân hàng.
Một hạn chế khác là do quy mô chăn nuôi nhỏ lẻ chiếm đến 60%, nên nếu vay được vốn thì cũng chỉ ở mức 20 triệu đồng/hộ và thường phải qua kênh vay vốn tín chấp của các hội, đoàn thể.
Điều mà người chăn nuôi băn khoăn lúc này chính là khi đồng vốn vay đến được tay nông dân e rằng sẽ qua thời điểm tái đàn. Theo kinh nghiệm của những người chăn nuôi, gia súc, gia cầm chỉ bán được giá vào thời điểm cuối năm. Vì vậy, nếu bây giờ không có vốn để tái đàn cũng đồng nghĩa với việc mất đi cơ hội để phục hồi ngành chăn nuôi và bù đắp những thiệt hại của ngành chăn nuôi trong thời gian qua.
Có thể bạn quan tâm

Trong thời gian qua, nuôi hà treo dây đã trở thành một trong những thế mạnh đem lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân Hoàng Tân (TX Quảng Yên - Quảng Ninh).

Dưa lê, đậu bắp Nhật ở xã Tân Hoà, huyện Lai Vung (Đồng Tháp) đang tiếp tục được các công ty bao tiêu sản phẩm, giá cả ổn định. Tuy nhiên, vụ hè thu 2014, diện tích 2 loại hoa màu này đã giảm so trước đây. Cụ thể dưa lê chỉ có 12ha, giảm 20ha so vụ dưa lê Tết 2014; đậu bắp từ đầu năm đến nay xuống giống 22ha, giảm 50% so cùng kỳ năm 2013.

Theo Sở NN-PTNT, niên vụ sắn 2014-2015, toàn tỉnh đã trồng mới 10.570ha, giảm 20% diện tích so với cùng kỳ. Các nhà máy chế biến tinh bột sắn đã đưa vào trồng các giống mới như KM149, KM98-5, KM140… Tuy nhiên, nông dân vẫn trồng giống sắn cũ nên đã bùng phát bệnh chổi rồng.

Hằng năm, cứ vào thời điểm giao mùa cũng là lúc tôm chết hàng loạt. Năm nay cũng vậy, dù mới xuất hiện những cơn mưa đầu mùa, nhưng diện tích tôm nuôi bị thiệt hại ở Bạc Liêu đã lên đến hơn 4.820ha.

Ngày 30-5, ông Lê Sỹ Quý, Phó phòng NN-PTNT huyện Chư Sê, Phó Chủ tịch Hiệp hội Hồ tiêu Chư Sê (tỉnh Gia Lai) cho biết, giá hạt tiêu Chư Sê bán ra hiện đang ở mức xấp xỉ 150.000 đồng/kg.