Ngành Cá Tra Đang Gặp Nhiều Khó Khăn Do Cung Vượt Cầu

Đó là ý kiến được nhiều đại biểu tiếp tục tái khẳng định và nhấn mạnh tại hội thảo “Liên kết trong chuỗi cá tra-vấn đề tín dụng và hợp đồng” do Hiệp hội cá tra Việt Nam tổ chức tại TP Cần Thơ vào sáng 9-10-2013.
Ngành cá tra Việt Nam đang trong tình trạng rất khó khăn, nhiều người nuôi cá tra phải treo ao do chi phí sản xuất đầu vào ngày càng tăng nhưng giá cá bán ra thấp. Doanh nghiệp chế biến cá tra xuất khẩu mua cá nợ tiền chậm trả, trong khi họ lại cho các nhà nhập khẩu hàng nợ tiền, dẫn đến dòng tín dụng đang có lợi cho nhà nhập khẩu, khiến cả doanh nghiệp và nông dân nuôi cá trong nước đều gặp khó…
Nhiều diễn giả và đại biểu tham dự hội thảo phân tích, nguyên nhân sâu xa của tình trạng trên do sản lượng cá tra trong nước đang thừa so với nhu cầu thị trường, khiến giá cá tra xuất khẩu sụt giảm mạnh và làm nảy sinh nhiều hệ quả xấu khác như: người nuôi bị phá sản, ngân hàng siết chặt tín dụng, nông dân và doanh nghiệp bị thiếu vốn…Thời gian qua, nhằm giành lấy thị phần, có không ít doanh nghiệp làm ăn không chân chính đã tìm mọi cách hạ giá xuất khẩu, thậm chí cho nhà nhập khẩu nước ngoài nợ tiền.
Đặc biệt, từ khi có nhiều doanh nghiệp tham gia việc tự nuôi cá tra để chế biến xuất khẩu thì tình trạng doanh nghiệp ép giá thu mua cá và chiếm dụng vốn của nông dân càng trở nên phổ biến. Tuy nhiên, do nông dân còn bị động trong tiêu thụ sản phẩm và thiếu các thông tin về thị trường, về pháp luật… nên khả năng thương lượng, đàm phán với doanh nghiệp còn hạn chế, nhất là khi cá bị tồn đọng họ phải năn nỉ doanh nghiệp thu mua.
Do vậy, phần lớn các hợp đồng ký kết việc liên kết, hợp tác sản xuất và tiêu thụ cá giữa nông dân và doanh nghiệp, thì phần bất lợi hầu như thuộc về nông dân. Để ổn định và phát triển bền vững ngành cá tra, đòi hỏi phải tổ chức lại sản xuất theo chuỗi gắn với việc tăng cường liên kết giữa các địa phương và các bên có liên quan nhằm điều tiết và giảm được sản lượng cá tra xuống mức cân đối so nhu cầu thị trường về số lượng và chất lượng sản phẩm.
Mặt khác, cần có các cơ chế chính sách và biện pháp nhằm phân bổ hài hòa lợi ích và nâng cao năng lực của các thành phần tham gia chuỗi giá trị cá tra. Ngoài ra, để giải quyết khó khăn về vốn thì cần chú ý phát triển mô hình chuỗi liên kết giữa nông dân và doanh nghiệp gắn với sự tham gia bảo lãnh và cung cấp vốn của các ngân hàng…
Có thể bạn quan tâm

Đến thời điểm này, diện tích nuôi tôm bị thiệt hại ở huyện Kim Sơn (Ninh Bình) là trên 500 ha. Người nuôi tôm đang khẩn trương xử lý môi trường, cải tạo ao đầm… để khôi phục sản xuất. Tuy nhiên, người nuôi tôm đang phải đối mặt với rất nhiều khó khăn và rất cần sự hỗ trợ đồng bộ từ nhiều phía.

Năm 2014 xã Hưng Hoà (TP Vinh, Nghệ An) có tổng diện tích 127 ha nuôi tôm, trong đó khoảng 100 ha nuôi tôm thẻ chân trắng, còn lại 27ha nuôi tôm sú. Tuy nhiên, tính đến ngày 13/5/2014, tôm bị dịch bệnh tại 53 hộ nuôi, với diện tích lên đến trên 25 ha.

Năm 2014, toàn huyện Bắc Hà (Lào Cai) có khoảng 118 ha cho thu hoạch, chủ yếu là diện tích tại các xã Tà Chải, Na Hối, Bản Phố, Lầu Thí Ngài và thị trấn Bắc Hà.

Cái tên “Hà Độ” được nhiều người biết đến ở xã Vĩnh Hòa, huyện Phú Giáo (Bình Dương) bởi ông là người trồng rau an toàn (RAT) giỏi. Hiện gia đình ông trồng rau trên diện tích trên 1.500m2, mỗi năm trừ tất cả mọi chi phí vẫn còn thu nhập trên 180 triệu đồng.

Việc ứng dụng hệ vi sinh vật để làm đệm lót sinh học (chế phẩm Balasa N01) trong chăn nuôi mang tính đột phá, đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn 15% so với chăn nuôi thông thường. Tuy nhiên, việc ứng dụng đệm lót sinh học vẫn cần những cải tiến mới và sự tham gia tích cực của doanh nghiệp để mô hình này có thể nhân rộng trong cả nước.