Tôm Nuôi Ở Nghệ An Nhiễm Bệnh Đếm Trắng

Năm 2014 xã Hưng Hoà (TP Vinh, Nghệ An) có tổng diện tích 127 ha nuôi tôm, trong đó khoảng 100 ha nuôi tôm thẻ chân trắng, còn lại 27ha nuôi tôm sú. Tuy nhiên, tính đến ngày 13/5/2014, tôm bị dịch bệnh tại 53 hộ nuôi, với diện tích lên đến trên 25 ha.
Tôm dịch bệnh có biểu hiện đỏ thân, kiểm tra có đốm trắng trên vỏ đầu ngực, một số ao có hiện tượng tôm bơi lờ đờ trên mặt nước, gan tụy nhũn, nhạt màu, teo gan, tôm tấp bờ rồi chết. Chi cục Thú y Nghệ An đã lấy mẫu xét nghiệm và kết quả mẫu phẩm dương tính với vi rút gây bệnh đốm trắng.
Nguyên nhân được xác định là do nguồn tôm giống không ổn định khiến người dân gặp rất nhiều khó khăn trong kế hoạch sản xuất của gia đình. Bên cạnh đó, nguồn tôm giống của những công ty lâu nay có uy tín như Việt Úc, CP khan hiếm nên người dân chuyển sang sử dụng giống của các công ty khác như UP, Thông Thụ, Nam Miền Trung, Hương Phú, Hậu Điện, Trường Thịnh...
Điều này khiến cho công tác quản lý, kiểm tra, kiểm dịch của ngành chức năng trở nên khó khăn hơn. Ngoài ra, một số hộ nuôi không tuân thủ lịch thời vụ thả nuôi, môi trường vùng nuôi bị ô nhiễm; nguồn nước cung cấp bên ngoài vào ao nuôi không được khử trùng.
Hơn nữa, năm nay thời tiết diễn biến phức tạp, thay đổi thường xuyên và thỉnh thoảng xuất hiện những trận mưa rào đã gây khó khăn không nhỏ cho người dân. Tại xã Hưng Hòa (Thành phố Vinh), trận mưa vào ngày 11/5/2014 làm cho các yếu tố môi trường ao nuôi như: nhiệt độ, độ mặn, độ pH và độ kiềm biến đổi lớn đã làm cho hàng loạt ao tôm chết trắng, gây thiệt hại cho người dân.
Trước đó ngày 5/5/2014, UBND tỉnh Nghệ An đã có Quyết định số 1845/QĐ-UBND về việc công bố dịch đốm trắng ở tôm trên địa bàn xã Hưng Hòa, Thành phố Vinh. Theo đó, giao Chủ tịch UBND Thành phố Vinh và Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT chỉ đạo UBND xã Hưng Hòa, Chi cục Thú y và các ban, ngành liên quan xử lý số ao nuôi bị bệnh theo đúng quy định của Bộ Nông nghiệp và PTNT, đồng thời thực hiện nghiêm túc các nội dung của Pháp lệnh Thú y khi có công bố dịch và các văn bản của UBND tỉnh về phòng, chống dịch bệnh thủy sản.
Có thể bạn quan tâm
Từ đầu tháng 4/2015 đến nay, liên tục trong 02 đợt thu mẫu giám sát mầm bệnh tại số kênh cấp của vùng nuôi tôm tập trung trên địa bàn của huyện Tân Phú Đông (Tiền Giang) cho thấy tỷ lệ mẫu nhiễm vi rút gây bệnh đốm trắng rất cao (chiếm trên 80% số mẫu giám sát), kết hợp với tình trạng nắng nóng từ đầu tháng tư đến nay và dự báo là sẽ còn kéo dài chính là điều kiện bất lợi dễ dẫn đến tình trạng lây lan dịch bệnh trên tôm nuôi.

Hàng năm vào mùa sứa biển, vùng biển xã đảo Quan Lạn (huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh) lại trở nên tấp nập, nhộn nhịp. Mỗi ngày, ở đây có đến hàng trăm tàu, thuyền, mủng đánh bắt sứa; sản lượng ước tính 7 - 8 vạn đầu con. Tuy nhiên, mùa sứa năm nay ở Quan Lạn được cho là buồn nhất trong 5 năm trở lại đây, bởi mức tiêu thụ giảm mạnh.

Thời gian gần đây, cùng với việc ban đêm dùng lưới để xúc chình, thì người dân ở 2 xã An Thạch và An Dân (huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên) còn sử dụng bao tải chứa cát be bờ và dùng chà bổi để chặn bắt chình giống vào ban ngày.

Tỉnh Lai Châu sẽ quy hoạch phát triển theo khu vực tập trung và phân tán cho từng loại cá hồi và cá tầm tại một số địa phương.

Sáng 11/4, Hội Thủy sản tỉnh Cà Mau phối hợp với huyện Năm Căn tổ chức hội thảo tập huấn nuôi tôm sạch và bền vững, không sử dụng kháng sinh, hóa chất khử trùng, diệt tạp, giáp xác. Có trên 200 hộ nuôi tôm công nghiệp, nuôi tôm quảng canh cải tiến trên địa bàn huyện Năm Căn tham gia.