Ngành Cá Tra Cung Đã Vượt Cầu

Thông tin đưa ra tại buổi làm việc của Ban Kinh tế Trung ương với Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ.
Tiếp tục chuyến công tác tại các tỉnh ĐBSCL, đoàn công tác của Ban Kinh tế Trung ương đã có buổi làm việc với Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ xung quanh vấn đề liên kết vùng và tái cấu trúc ngành cá tra khu vực ĐBSCL.
Phát biểu tại buổi làm việc, Phó Trưởng Ban Kinh tế Trung ương Lê Vĩnh Tân cho rằng, thời gian qua Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ đã đóng vai trò quan trọng trong vấn đề liên kết và phát huy nội lực của vùng ĐBSCL.
Tuy nhiên, liên kết vùng ở Tây Nam Bộ hiện nay cần phải xác định rõ các vấn đề về phạm vi liên kết, nội dung liên kết và hình thức liên kết nhằm mang lại hiệu quả thiết thực cho các địa phương. Trên cơ sở đó, tạo điều kiện hình thành và phát triển một số cụm liên kết chủ lực của vùng ĐBSCL về lúa gạo, cây ăn trái và thủy sản.
Đối với vấn đề tái cấu trúc ngành cá tra hiện nay, ý kiến của các viện trường cũng như Hiệp hội Cá tra Việt Nam cho thấy, việc tái cấu trúc phải cải thiện được chất lượng sản phẩm, giữ được niềm tin khách hàng; đồng thời gia tăng lợi ích của các chủ thể tham gia.
Chính vì vậy, điều quan trọng nhất là tái cấu trúc chuỗi liên kết ngành để đảm bảo việc thống nhất giữa khâu sản xuất và phân phối ra thị trường; giữa người nuôi với doanh nghiệp và giữa doanh nghiệp với nhau. Đồng thời, cần tiến hành tái cấu trúc về tài chính doanh nghiệp và tái cấu trúc về quản trị doanh nghiệp nhằm tạo sự liên kết chặt chẽ giữa các bên gồm ngân hàng, doanh nghiệp và người nuôi.
Ông Vũ Trọng Bình, Vụ trưởng Vụ Địa phương, Ban Kinh tế Trung ương cho rằng, ngành cá tra hiện nay cung đã vượt cầu nghiêm trọng. Việc tái cấu trúc ngành cá tra cần có quy hoạch rõ ràng, có bước đi phù hợp theo lộ trình cụ thể. Đó là phải xây dựng một hệ thống quản lý chất lượng và tác động vốn khoa học công nghệ đầu tư theo toàn chuỗi.
Có thể bạn quan tâm

Trước nguy cơ dịch bệnh có thể bùng phát bất cứ lúc nào, gây thiệt hại về kinh tế, người chăn nuôi heo trong tỉnh Phú Yên đang từng bước hướng đến nền chăn nuôi an toàn sinh học nhằm hạn chế tối đa rủi ro.

Trong suy nghĩ của tôi, cứ tưởng rằng chim yến là loài hoang dã chỉ quen sống ở những vùng biển khơi, hải đảo… Không ngờ loài chim “quý tộc”- được xem như sứ giả của mùa xuân ấy lại có thể chọn vùng đất biên giới Tân Biên để làm chỗ “định cư”.

Hội ND xã Lê Chánh (thị xã Tân Châu) phối hợp cùng Phòng Kinh tế thị xã vừa tổ chức lớp tập huấn kỹ thuật nuôi bò cho hội viên ND.

Sáng 1/11, UBND huyện Tuy An tổ chức tổng kết mô hình thí điểm nuôi cá lóc thương phẩm trong bể xi măng. Mô hình do Phòng NN-PTNT huyện Tuy An thực hiện và chọn hộ gia đình ông Trần Văn Tý ở thôn Giai Sơn, xã An Mỹ tham gia.

Ở Đồng Nai, chỉ có vùng đất Bàu Sậy giáp suối Ba, suối Lầy ở các xã Gia Kiệm, Gia Tân 3 (huyện Thống Nhất) mới trồng được rau cần nước nõn nà, ăn vừa giòn vừa thơm. Cần nước vùng này trở thành loại rau đặc sản được nhiều thương lái các tỉnh, thành phía Nam đặt mua.