Ngành Cá Tra Cung Đã Vượt Cầu

Thông tin đưa ra tại buổi làm việc của Ban Kinh tế Trung ương với Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ.
Tiếp tục chuyến công tác tại các tỉnh ĐBSCL, đoàn công tác của Ban Kinh tế Trung ương đã có buổi làm việc với Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ xung quanh vấn đề liên kết vùng và tái cấu trúc ngành cá tra khu vực ĐBSCL.
Phát biểu tại buổi làm việc, Phó Trưởng Ban Kinh tế Trung ương Lê Vĩnh Tân cho rằng, thời gian qua Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ đã đóng vai trò quan trọng trong vấn đề liên kết và phát huy nội lực của vùng ĐBSCL.
Tuy nhiên, liên kết vùng ở Tây Nam Bộ hiện nay cần phải xác định rõ các vấn đề về phạm vi liên kết, nội dung liên kết và hình thức liên kết nhằm mang lại hiệu quả thiết thực cho các địa phương. Trên cơ sở đó, tạo điều kiện hình thành và phát triển một số cụm liên kết chủ lực của vùng ĐBSCL về lúa gạo, cây ăn trái và thủy sản.
Đối với vấn đề tái cấu trúc ngành cá tra hiện nay, ý kiến của các viện trường cũng như Hiệp hội Cá tra Việt Nam cho thấy, việc tái cấu trúc phải cải thiện được chất lượng sản phẩm, giữ được niềm tin khách hàng; đồng thời gia tăng lợi ích của các chủ thể tham gia.
Chính vì vậy, điều quan trọng nhất là tái cấu trúc chuỗi liên kết ngành để đảm bảo việc thống nhất giữa khâu sản xuất và phân phối ra thị trường; giữa người nuôi với doanh nghiệp và giữa doanh nghiệp với nhau. Đồng thời, cần tiến hành tái cấu trúc về tài chính doanh nghiệp và tái cấu trúc về quản trị doanh nghiệp nhằm tạo sự liên kết chặt chẽ giữa các bên gồm ngân hàng, doanh nghiệp và người nuôi.
Ông Vũ Trọng Bình, Vụ trưởng Vụ Địa phương, Ban Kinh tế Trung ương cho rằng, ngành cá tra hiện nay cung đã vượt cầu nghiêm trọng. Việc tái cấu trúc ngành cá tra cần có quy hoạch rõ ràng, có bước đi phù hợp theo lộ trình cụ thể. Đó là phải xây dựng một hệ thống quản lý chất lượng và tác động vốn khoa học công nghệ đầu tư theo toàn chuỗi.
Có thể bạn quan tâm

Vài năm lại đây, sản phẩm gà đồi đã có mặt ở hầu hết quán ăn, nhà hàng đặc sản và là món ăn ưa thích của hầu hết người tiêu dùng. Thương hiệu gà đồi cũng được tin, chuộng vì lẽ đó. Tại tỉnh Hòa Bình, qua khảo sát, nhiều huyện có tiềm năng và lợi thế về đồi, bãi để phát triển chăn nuôi gà đồi, góp phần tăng tổng đàn gia cầm, nâng cao thu nhập, làm giàu cho hộ chăn nuôi.

Tình hình mưa nắng xen kẽ và kéo dài trong những ngày qua đã làm cho nhiều diện tích lúa Thu đông trên địa bàn tỉnh Hậu Giang bị nhiễm các loại dịch hại và khả năng ảnh hưởng đến năng suất khi thu hoạch.

Vụ đông 2013 - 2014, huyện Bình Giang có kế hoạch gieo trồng 800 ha rau màu (tương đương năm trước), gồm dưa hấu, khoai lang (mỗi loại cây 50 ha), khoai tây 100 ha, bí xanh, ngô (mỗi 150 ha) và rau (300 ha).

Hện nay đã bắt đầu vào vụ thu hoạch bưởi, giá bưởi đang được các thương lái vào tận vườn thu mua là 200.000 đồng/ chục (chục là 12 trái), cao hơn so với cùng kỳ năm trước từ 40.000-60.000 đồng/chục.

Thời gian qua, nhiều nông dân trồng ngô trên cả nước phản hồi về việc cây ngô sau khi trổ cờ phun râu có hiện tượng kết hạt kém, ra trái chìa ảnh hưởng đến năng suất khiến bà con lo lắng.