Ngân Hàng Thế Giới Hỗ Trợ Quản Lý Bền Vững Nghề Cá Ven Bờ Của Việt Nam

Ngày 30-3, Ngân hàng Thế giới (WB) tại Việt Nam cho biết, cùng ngày, Ban Giám đốc điều hành Nhóm WB đã phê duyệt một khoản viện trợ bổ sung trị giá 6,5 triệu USD cho dự án Phát triển bền vững các nguồn tài nguyên ven biển nhằm hỗ trợ quản lý bền vững nghề cá ven bờ của Việt Nam.
Nguồn viện trợ này đến từ Quỹ Môi trường toàn cầu (GEF), một quỹ tín thác do WB quản lý, nhằm hỗ trợ giải quyết 6 lĩnh vực môi trường quan trọng: đa dạng sinh học, biến đổi khí hậu, vùng biển quốc tế, suy giảm ôzôn, suy thoái đất và ô nhiễm hữu cơ kéo dài. Dự án được triển khai tại 8 tỉnh gồm Cà Mau, Sóc Trăng, Khánh Hòa, Phú Yên, Bình Định, Hà Tĩnh, Nghệ An và Thanh Hóa. Khoản viện trợ bổ sung từ GEF sẽ tài trợ quy hoạch liên ngành cho các khu vực ven biển và đồng quản lý khai thác thủy sản gần bờ. Khoản viện trợ sẽ hỗ trợ trực tiếp cho khoảng 140 cộng đồng ngư dân nghèo ở 8 tỉnh trong việc lập kế hoạch và triển khai kế hoạch đồng quản lý nghề cá ven biển, qua đó đóng góp vào mục tiêu tăng cường quản lý bền vững nghề cá ven biển trong vùng dự án.Có thể bạn quan tâm

Khi Hiệp định thương mại tự do (FTA) giữa Việt Nam và EU được ký kết, nông sản sẽ là một trong những mặt hàng được kỳ vọng hưởng lợi nhiều nhất. Tuy nhiên theo nhiều chuyên gia, để thâm nhập sâu hơn vào thị trường này, còn nhiều rào cản cần vượt qua .

Thời gian qua, nông nghiệp Việt Nam, đặc biệt là xuất khẩu nông sản đạt được những thành tựu nổi bật, được thế giới biết đến. Tuy nhiên, nông nghiệp vẫn đang đứng trước những thách thức. Do đó, đến lúc cần xác định những vấn đề trọng tâm để phát triển bền vững “tam nông” theo hướng đầu tư đúng mức và dài hạn.

Bà Phạm Thị Khá ở xóm Yên Phong (Yên Sơn, Tam Điệp, Ninh Bình) năm nay đã 82 tuổi nhưng vẫn thỉnh thoảng vác cuốc ra đồng như một thói quen khó bỏ. Mỗi lần ra, bà lại rên rẩm, than trời về những cánh đồng hoang quê bà cỏ vòi voi, cỏ lồng vực mọc ken dày như lau sậy.

Thời gian qua, dư luận lại nổi sóng khi nhiều tờ báo, thông tin mạng phản ánh lê, táo... NK để nửa năm, thậm chí 9 tháng vẫn không hỏng, đồng thời nghi rằng, chỉ có chất độc bảo quản mới giúp cho hoa quả tươi lâu như thế!

Trong đợt rà soát này, các DN XK tôm đã cố gắng chứng minh nhằm hạ thấp mức thuế suất, kể cả việc thuyết phục DOC nên sử dụng giá trị thay thế của Indonesia thay vì Bangladesh và yêu cầu DOC không thay đổi phương pháp tính toán theo như kết quả sơ bộ sử dụng. Tuy nhiên, sau cùng DOC vẫn theo đuổi cùng phương pháp tính của kết quả sơ bộ nên đã giữ nguyên trong kết quả cuối cùng của kỳ rà soát lần 8 này.