Ngân Hàng Đồng Hành Cùng Ngư Dân Bám Biển

Cùng với nhiều chương trình tặng quà cho người dân, hướng về Trường Sa, Hoàng Sa, ngành ngân hàng đang triển khai nhiều chương trình cho vay với lãi suất ưu đãi nhằm hỗ trợ ngư dân. Nguồn tiền khoảng 10.000 tỷ đồng để hỗ trợ ngư dân bám biển, với lãi suất ưu đãi 3%/năm đã sẵn sàng và có thể giải ngân bất cứ lúc nào khi có đầy đủ cơ sở pháp lý…
Theo Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình, dự thảo quy định hỗ trợ ngư dân đánh bắt xa bờ đóng mới và cải hoán tàu cá đang được xây dựng và lấy ý kiến để hoàn thiện trước khi trình Chính phủ.
Để thực hiện chủ trương này, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cùng với các ngân hàng thương mại (NHTM) có thể dành nguồn vốn khoảng 10.000 tỷ đồng, với lãi suất cho vay đến ngư dân là 5%/năm, trong đó Chính phủ sẽ hỗ trợ lãi suất 2%/năm, ngư dân chỉ phải trả 3%/năm.
Chương trình này cũng khuyến khích chính quyền địa phương các cấp, từ nguồn ngân sách của địa phương có thể hỗ trợ cho ngư dân của tỉnh để tạo thêm điều kiện cho ngư dân có thể chỉ phải trả lãi suất thấp hơn. Điểm đặc biệt của dự thảo này là tất cả các con tàu đóng mới đều được bảo hiểm và Chính phủ sẽ hỗ trợ ngư dân 70% chi phí bảo hiểm.
Thông thường, tất cả các con tàu ra khơi đều được bảo hiểm. Đây là một chính sách rất quan trọng trong thời gian tới giúp ngân hàng và ngư dân có thêm cơ sở để xử lý những rủi ro đáng tiếc có thể xảy ra. Ngoài ra, NHNN cũng đang nghiên cứu những chương trình ưu đãi, có thể cho ngư dân vay với lãi suất 0% nếu có mô hình quản lý tốt, để các tổ chức tín dụng có thể thu hồi được nợ gốc của mình. Thời hạn cho vay có thể là 10-15 năm.
Để giúp ngư dân vươn khơi, bám biển vừa khai thác sản xuất vừa góp phần bảo vệ chủ quyền biển đảo, việc hỗ trợ nguồn vốn giúp cải hoán tàu cũ, đóng mới tàu công suất lớn đang được hệ thống ngân hàng tích cực tham gia. Dẫn đầu hệ thống ngân hàng trong việc triển khai các chương trình hỗ trợ ngư dân là Ngân hàng Đầu tư - Phát triển (BIDV).
Mới đây, BIDV đã công bố chương trình tín dụng 3.000 tỷ đồng cho vay phát triển đội tàu khai thác hải sản xa bờ nhằm hỗ trợ chủ tàu là ngư dân, doanh nghiệp (DN) để đóng/mua mới, cải hoán, nâng cấp tàu công suất lớn để khai thác, cung cấp dịch vụ hậu cần đánh bắt hải sản xa bờ.
Lãi suất cho vay đối với trung, dài hạn BIDV áp dụng là 2%/năm, ân hạn trong 1 năm đầu tiên khi đóng mới với lãi suất 0%/năm (tính từ ngày giải ngân đầu tiên); đối với vay vốn lưu động lãi suất là 5%/năm. Để cụ thể hóa chương trình tín dụng khai thác hải sản xa bờ, BIDV đã ký kết tài trợ tín dụng giai đoạn đầu đóng mới 27 tàu đánh bắt hải sản công suất lớn trị giá khoảng 150 tỷ đồng cho các DN và hộ ngư dân.
Chi nhánh Ngân hàng TMCP Ngoại thương tại Quảng Ngãi (Vietcombank Quảng Ngãi) và Liên đoàn Lao động tỉnh Quảng Ngãi đã ký kết chương trình phối hợp hỗ trợ đoàn viên nghiệp đoàn nghề cá tiếp cận nguồn vốn vay tại Vietcombank Quảng Ngãi giai đoạn 2014 - 2018.
Chương trình được thực hiện với mục đích tạo điều kiện thuận lợi cho hơn 3.000 hội viên của 7 nghiệp đoàn nghề cá trong tỉnh và các ngư dân Quảng Ngãi tiếp cận với nguồn vốn vay của Vietcombank Quảng Ngãi được nhanh gọn, thuận lợi hơn.
Từ giữa năm 2012 đến cuối tháng 5, doanh số cho vay phát triển kinh tế biển của Vietcombank tại Quảng Ngãi đạt hơn 310 tỷ đồng. Nguồn vốn này tạo điều kiện cho các hộ ngư dân trong tỉnh mua, nâng cấp, đóng mới tàu cá. Nhiều tàu đóng mới và nâng cấp nâng công suất làm ăn hiệu quả từ 1- 2 tỷ đồng/năm, các chủ tàu luôn trả nợ đúng hạn.
Không đứng ngoài cuộc, nhiều NHTM cổ phần khác cũng đang có kế hoạch triển khai các chương trình tín dụng nhằm giúp ngư dân với lãi suất khá thấp.
Các ngân hàng cũng đang nghiên cứu chính sách tín dụng khuyến khích hộ gia đình, hợp tác xã và DN liên kết trong quá trình khai thác: Đóng tàu - khai thác - hậu cần thủy sản - tiêu thụ sản phẩm. Nếu mô hình liên kết khép kín này được thực hiện, ngân hàng có thể cung cấp tín dụng với điều kiện ưu đãi thêm về thời hạn, lãi suất cho vay và có thể miễn tài sản thế chấp.
Có thể bạn quan tâm

Những năm qua, tỉnh Quảng Trị triển khai tốt công tác trồng, chăm sóc và bảo vệ rừng. Phong trào trồng rừng đã tạo ra sức sống mới cho nhiều vùng đất trống, đồi núi trọc, góp phần xóa đói, giảm nghèo, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân ở vùng núi, vùng sâu, vùng xa.

Cùng với trồng rừng mới, công tác quản lý, bảo vệ rừng cũng được huyện quan tâm thực hiện. Từ đầu năm đến nay trên địa bàn toàn huyện không để xảy ra vụ cháy rừng nào nghiêm trọng nào. UBND huyện cũng đã cấp 12 giấy phép khai thác rừng với tổng khối lượng gần 680m3 gỗ các loại.

Mô hình chăn nuôi thỏ Newzealand quy mô nông hộ có nhiều ưu điểm như: tận dụng được tối đa nguồn thức ăn sẵn có là các loại rau, cỏ dại tại địa phương; ít dịch bệnh, quay vòng vốn nhanh. Bên cạnh đó, chi phí đầu tư cho chăn nuôi thỏ không quá tốn kém, phù hợp với quy mô chăn nuôi của đại đa số nông hộ.

Từ đầu năm đến nay, XK chè chưa có tháng nào thực sự “khởi sắc” khi lượng XK thường xuyên giảm, còn giá trị XK có tăng cũng chỉ “nhích” nhẹ so với cùng kỳ năm trước. Dự kiến, so với 2013, cả năm 2014 lượng chè XK sẽ sụt giảm tới 10%, trong khi giá trị XK tăng khoảng 6%.

Hiện nay, thịt và trứng chim cút được rất nhiều người ưa chuộng nên đầu ra luôn ổn định. Các hộ nuôi chim cút tại xã Hoằng Anh ít nhất trên 3.000 con, nhiều trên 10.000 con. Bình quân, 1.000 con chim cút mái đang thời kỳ đẻ trứng, mỗi ngày cho thu khoảng 800 quả trứng cút. Sau khi trừ chi phí, lợi nhuận thu về của các hộ nuôi chim cút đạt từ 60 triệu đồng đến 150 triệu đồng/năm.