Ngân Hàng Dành Đủ Nguồn Vốn Phục Vụ Tam Nông

Ngân hàng Nhà nước (NHNN) vừa cho biết, trong những năm gần đây, tuy tăng trưởng tín dụng cho nền kinh tế tăng không cao nhưng tín dụng dành cho khu vực nông nghiệp, nông thôn và nông dân (tam nông) vẫn tăng trưởng đáng kể.
Cụ thể, từ năm 2008 đến nay, trung bình mỗi năm tín dụng cho khu vực này tăng khoảng 20%, đặc biệt từ năm 2010, khi Chính phủ ban hành cơ chế chính sách tín dụng cho lĩnh vực tam nông thì cho vay lĩnh vực này tăng nhanh chóng, trong 5 năm qua, tín dụng tam nông đã tăng gấp 2 lần. Tính đến 31-12-2012, dư nợ tín dụng cho nông nghiệp, nông dân và nông thôn đạt 561.533 tỷ đồng. Riêng 4 tháng đầu năm nay cho vay ở lĩnh vực này đạt xấp xỉ 5% (tín dụng cả nền kinh tế chỉ tăng hơn 2%).
Nông nghiệp, nông dân, nông thôn đóng vai trò quan trọng trong đời sống kinh tế - xã hội, trên thực tế lĩnh vực này đã trở thành chỗ dựa của nền kinh tế trong giai đoạn gặp khó khăn. Chính vì vậy, trong thời gian tới, NHNN sẽ tiếp tục phối hợp chặt chẽ hơn nữa với Bộ Công Thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đưa ra các chương trình hành động cụ thể, dành đầy đủ nguồn vốn, đồng thời tạo điều kiện cho các chính sách về nông nghiệp, nông dân, nông thôn phát huy hiệu quả.
Có thể bạn quan tâm

Sản xuất nông nghiệp tốt (VietGap) là hướng phát triển tất yếu để nâng cao chất lượng nông sản, tăng sức cạnh tranh cho sản phẩm và là “chìa khóa” để nông sản của tỉnh Đăk Nông bước vào hệ thống phân phối hiện đại và xuất khẩu.

Khu vực miền núi phía Bắc có điều kiện tự nhiên sản xuất ra nhiều loại lúa gạo đặc sản chất lượng cao mà không nơi nào có được.

Xây dựng vùng sản xuất nhãn xuất khẩu, liên kết với doanh nghiệp tiêu thụ quả nhãn trong hệ thống siêu thị, đẩy mạnh xúc tiến thương mại, quảng bá thương hiệu nhãn lồng đặc sản đang là hướng đi mới cho sản xuất nhãn lồng ở Hưng Yên.
Bất chấp những khuyến cáo của ngành chức năng, hàng nghìn nông hộ ở Cà Mau tự phát nuôi tôm công nghiệp ngoài vùng quy hoạch.

Nếu như nhiều mặt hàng nông sản Việt Nam thuộc vào tốp đầu trong xuất khẩu thế giới thì chăn nuôi lại là ngành “lận đận”, có thể thua trên sân nhà khi hội nhập.