Ngân Hàng Dành Đủ Nguồn Vốn Phục Vụ Tam Nông

Ngân hàng Nhà nước (NHNN) vừa cho biết, trong những năm gần đây, tuy tăng trưởng tín dụng cho nền kinh tế tăng không cao nhưng tín dụng dành cho khu vực nông nghiệp, nông thôn và nông dân (tam nông) vẫn tăng trưởng đáng kể.
Cụ thể, từ năm 2008 đến nay, trung bình mỗi năm tín dụng cho khu vực này tăng khoảng 20%, đặc biệt từ năm 2010, khi Chính phủ ban hành cơ chế chính sách tín dụng cho lĩnh vực tam nông thì cho vay lĩnh vực này tăng nhanh chóng, trong 5 năm qua, tín dụng tam nông đã tăng gấp 2 lần. Tính đến 31-12-2012, dư nợ tín dụng cho nông nghiệp, nông dân và nông thôn đạt 561.533 tỷ đồng. Riêng 4 tháng đầu năm nay cho vay ở lĩnh vực này đạt xấp xỉ 5% (tín dụng cả nền kinh tế chỉ tăng hơn 2%).
Nông nghiệp, nông dân, nông thôn đóng vai trò quan trọng trong đời sống kinh tế - xã hội, trên thực tế lĩnh vực này đã trở thành chỗ dựa của nền kinh tế trong giai đoạn gặp khó khăn. Chính vì vậy, trong thời gian tới, NHNN sẽ tiếp tục phối hợp chặt chẽ hơn nữa với Bộ Công Thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đưa ra các chương trình hành động cụ thể, dành đầy đủ nguồn vốn, đồng thời tạo điều kiện cho các chính sách về nông nghiệp, nông dân, nông thôn phát huy hiệu quả.
Có thể bạn quan tâm

“Chất tạo nạc đang là vấn nạn làm hủy hoại sản xuất, sức khỏe của người tiêu dùng và nếu không được xử lý triệt để thì ngành chăn nuôi sẽ lâm vào cảnh tự sát”.

Nhiều hộ trồng tích trữ hành, tỏi vào cuối vụ nhằm đợi giá lên cao trong dịp Tết mới bán ra, khiến lượng nông sản này tại Lý Sơn còn lại khoảng 800 tấn.

Các đối tượng kinh doanh đã chuyển hướng và lách luật bằng cách giảm sử dụng clenbuterol và thay bằng salbutamol.

Trước mắt các sản phẩm được tổ chức sản xuất và tiêu thụ theo mô hình sạch, an toàn ở Cần Thơ bao gồm: gạo, thịt heo và các loại rau củ quả.

Trước dự báo về tình hình diễn biến phức tạp của thời tiết, ngành chức năng tỉnh khuyến cáo nông dân ở những nơi có điều kiện thuận lợi có thể xuống giống lúa Đông xuân sớm hơn so với cùng kỳ nhằm hạn chế tình trạng thiếu hụt nguồn nước tưới và bị xâm nhập mặn.