Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Ngân hàng đặc biệt của nông dân

Ngân hàng đặc biệt của nông dân
Ngày đăng: 08/10/2015

Bởi lẽ, vay vốn từ ngân hàng luôn là một vấn đề khó chẳng khác gì… đâm đầu vào tường với nhiều nông dân, do họ hầu như chẳng có tài sản nào đáng giá để mà thế chấp.

Thỏa cơn khát vốn

10 hộ nông dân thuộc vùng nuôi trồng thủy sản tập trung ở xã Tri Trung, huyện Phú Xuyên mới đây mừng vui khôn tả khi được vay 2,7 tỷ đồng để phát triển SX, trong đó hộ thấp nhất là 150 triệu đồng, hộ nhiều nhất là 400 triệu đồng.

Chỉ tính riêng giai đoạn 2008 – 2015, Trung tâm Khuyến nông Hà Nội đã giải ngân Quỹ Khuyến nông cho 81 hộ nông dân Phú Xuyên thỏa “cơn khát” vốn với số tiền 17 tỷ đồng…

Nông dân tiếng là lắm đất nhưng hầu như không thể dùng đất nông nghiệp vào mục đích thế chấp vay vốn ngân hàng được. Vay tín chấp cũng rất khó khăn vì ngân hàng lo sợ rủi ro.

Thế nên cơn khát vốn luôn là một vấn đề nan giải với họ. Như một sáng kiến tiên phong, lần đầu tiên Hà Nội cho phép lập Quỹ Khuyến nông do Trung tâm Khuyến nông TP quản lý từ năm 2002.

Số vốn ban đầu chỉ khiêm tốn 5 tỷ đồng nhưng qua 13 năm hoạt động lượng tiền của quỹ đã “nở” ra 121 tỷ đồng, giúp 2.650 hộ nông dân thỏa cơn khát vốn để phát triển SX.

Gọn nhẹ nhưng lại quản lý rất chặt chẽ chính là Quỹ Khuyến nông. Tiền được giải ngân trực tiếp đến tay nông dân nhằm giảm bớt các thủ tục phiền hà. Các hộ trang trại, đặc biệt là nông dân trong các vùng SX hàng hóa tập trung được quỹ đặc biệt quan tâm.

Theo ông Nguyễn Hồng Anh, GĐ Trung tâm Khuyến nông Hà Nội, từ nguồn vốn khuyến nông, thành phố đã xây dựng thành công nhiều đề án vùng SX nông nghiệp hàng hóa theo hướng tập trung như chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, lúa hàng hóa, rau an toàn, quả đặc sản, hoa chất lượng cao...

Chỉ hy vọng những hộ đã vay vốn Quỹ Khuyến nông trong thời gian tới SX hiệu quả để có thể làm nòng cốt cho những hộ yếu thế hơn cùng nhau phát triển.

Tương lai gần, mục tiêu trọng điểm của Quỹ Khuyến nông sẽ là giải ngân cho các dự án nông nghiệp có hàm lượng công nghệ cao, nông nghiệp thông minh nhằm gia tăng lợi nhuận trên cùng diện tích canh tác.

Sử dụng đúng mục đích

Anh Lê Văn Thông ở xã Tri Trung đợt này vay được 150 triệu đồng từ quỹ. Với số tiền đó anh sẽ đầu tư chiều sâu vào trang trại cá và vịt đẻ 2,1 ha của gia đình.

Theo tâm sự của anh thì chi phí thức ăn chăn nuôi đã ngốn của gia đình vài chục triệu mỗi tháng nên số lãi từ SX chỉ đủ cho duy trì trang trại chứ khó có thể đầu tư ra tấm, ra món được.

 Vì thế mà số tiền vay lần này sẽ giúp cho anh mua thức ăn chăn nuôi loại tốt, sửa sang cơ sở hạ tầng, thâm canh vịt đẻ, cá thương phẩm.

Ông Vũ Văn Trong, Chủ nhiệm HTX Thủy sản Tri Phú, xã Tri Trung hoạch định chi tiết cho số vốn 400 triệu đồng vay được lần này như sau, phần để đầu tư cho ao cá giống diện tích 14.000 m2 của nhà, phần sẽ tiếp sức về vốn cho những xã viên trong HTX để phát triển SX.

HTX của ông dù mới chỉ thành lập được 3 năm nhưng hiện đã phát triển lên tới 100 xã viên. Với 40 ha mặt nước, mỗi năm HTX cung cấp ra thị trường khoảng 200 tấn thủy sản, hiệu quả đạt trên 200 triệu đồng/ha/năm.

Nhu cầu vay vốn để phát triển SX của người nuôi thủy sản tập trung của xã Tri Trung vẫn còn nhiều, không phải ai cũng có thể tiếp cận được vốn vay của quỹ


Có thể bạn quan tâm

Diện Tích Tôm Công Nghiệp Tăng Thêm 700 Ha Diện Tích Tôm Công Nghiệp Tăng Thêm 700 Ha

Trong đó, diện tích thả nuôi tôm sú công nghiệp chiếm khoảng 300 ha với 435 hộ nuôi, năng suất bình quân đạt từ 4 – 6 tấn/ha; diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng trên 1.600 ha với gần 2.800 hộ nuôi, năng suất bình quân đạt từ 6 – 7 tấn/ha, tập trung tại các xã: Tân Hải, Phú Tân, Phú Thuận, Nguyễn Việt Khái, Việt Thắng và thị trấn Cái Đôi Vàm.

26/12/2014
Kiếm Tiền Triệu Nhờ Tôm Gỗ, Bông Gòn Kiếm Tiền Triệu Nhờ Tôm Gỗ, Bông Gòn

Giữa sóng nước bao la, những ngư dân lão luyện của làng chài Châu Thuận Biển, Bình Châu (Bình Sơn - Quảng Ngãi) chỉ cần dăm con tôm gỗ, vài bao nilon đựng bông gòn… là đánh bắt được những con mực lá, mực nang trắng phau, nặng trịch. Kỹ thuật dùng mồi giả để “dụ” cá, mực... là sự đúc kết kinh nghiệm đi biển từ bao đời của ngư dân làng chài trù phú nhất nhì tỉnh.

26/12/2014
Khai Thác Cá Đồng Mùa Lũ Rút Dư Thừa Nguồn Nguyên Liệu Để Làm Mắm Cá Chốt! Khai Thác Cá Đồng Mùa Lũ Rút Dư Thừa Nguồn Nguyên Liệu Để Làm Mắm Cá Chốt!

Anh Nguyễn Mạnh Cường, chủ vựa cá ở phường Núi Sam, thành phố Châu Đốc cho biết: Giá cá chốt từ đầu vụ bán cho người làm mắm được 10.000 đồng/kg. Nhưng do nguồn nguyên liệu ứ thừa, nên từ hai tháng nay, không còn người mua để chế biến các loại mắm, đành phải hạ giá xuống còn 7.000 đồng/kg bán làm thức ăn gia súc!

26/12/2014
Ninh Thuận Triển Khai Kế Hoạch Nuôi Tôm Nước Lợ Năm 2015 Ninh Thuận Triển Khai Kế Hoạch Nuôi Tôm Nước Lợ Năm 2015

Trong năm 2015, Chi cục Nuôi trồng thủy sản khuyến cáo bà con ổn định diện tích, thả giống đúng lịch thời vụ. Đẩy mạnh liên kết sản xuất, thành lập các Tổ hợp tác nuôi tôm quy mô lớn, ứng dụng kỹ thuật, công nghệ tiên tiến nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng năng suất; tăng cường công tác quản lý chất lượng con giống, thức ăn, chế phẩm sinh học, đảm bảo lợi ích cho các hộ nuôi…

26/12/2014
Thanh Tân (Thái Bình) Ðẩy Mạnh Chăn Nuôi Theo Quy Trình VietGAP Thanh Tân (Thái Bình) Ðẩy Mạnh Chăn Nuôi Theo Quy Trình VietGAP

Trao đổi với chúng tôi, ông Bùi Mạnh Hà, Chủ tịch UBND xã Thanh Tân cho biết: Ðể tạo điều kiện cho người dân phát triển chăn nuôi theo hướng VietGAP xã hỗ trợ 100% vỏ hầm biogas, thành lập câu lạc bộ chăn nuôi cho người dân tham gia học tập và chia sẻ kinh nghiệm.

26/12/2014