Ngăn Chặn Virus Cúm Gia Cầm Xâm Nhập Vào Việt Nam

Theo Cục Thú y (Bộ NNPTNT), nguy cơ những chủng virus cúm hiện đang xuất hiện tại Trung Quốc, xâm nhập vào Việt Nam qua các hoạt động buôn bán, vận chuyển lậu gia cầm qua biên giới trong thời gian tới là rất cao.
Tại cuộc họp Ban Chỉ đạo quốc gia Phòng chống dịch cúm gia cầm chiều ngày 21/1, Cục Thú y cho biết, tại tỉnh Hà Bắc (Trung Quốc) và vùng lãnh thổ Đài Loan đã xuất hiện virus cúm độc lực cao H5N2 làm chết nhiều gia cầm, đồng thời tại nhiều địa phương của Trung Quốc đã phát hiện virus cúm A/H7N9 và virus cúm A/H10N8 trên người. Tại Đài Loan, cơ quan y tế đã phát hiện chủng virus cúm A/H6N1 ở một bệnh nhân nữ.
Theo Cục Thú y, nguy cơ những chủng virus này xâm nhập vào Việt Nam qua các hoạt động buôn bán, vận chuyển lậu gia cầm qua biên giới trong thời gian tới là rất cao.
Cục Thú y cũng cho biết dịch cúm gia cầm đã xảy ra tại tỉnh Bắc Ninh. Cụ thể, virus cúm gia cầm đã làm chết 9.787 con gia cầm (395 con gà, 9.392 con vịt). Ngay sau khi phát hiện, tỉnh Bắc Ninh đã công bố dịch, triển khai các biện pháp chống dịch trên địa bàn đồng thời tổ chức tiêu hủy toàn bộ số gia cầm trên.
Ngày 20/1, Cục Y tế Dự phòng (Bộ Y tế) đã xác nhận ca tử vong đầu tiên trong năm 2014 do mắc cúm A/H5N1 (bệnh nhân là nam, 52 tuổi, ở thôn 2, xã Bình Minh, huyện Bù Đăng, tỉnh Bình Phước).
Về dịch lở mồm long móng và dịch lợn tai xanh, hiện chỉ có tỉnh Lạng Sơn đang xuất hiện dịch. Tuy nhiên, do đang là thời điểm cận Tết Nguyên đán Giáp Ngọ, nguy cơ các loại dịch này tái bùng phát là rất cao, do đó việc kiểm soát, phát hiện dịch bệnh kịp thời cần được các địa phương tiếp tục thực hiện. Người chăn nuôi cần đẩy mạnh các biện pháp chăn nuôi theo hướng an toàn sinh học nhằm ngăn ngừa dịch bệnh phát sinh.
Lãnh đạo Cục Thú y cho biết hiện các đoàn công tác của Cục Thú y, các Cơ quan Thú y vùng đang tập trung lực lượng đi kiểm tra, chỉ đạo công tác chủ động phòng, chống dịch tại các địa phương. Trước đó, Bộ trưởng Bộ NNPTNT, Trưởng Ban chỉ đạo Quốc gia phòng, chống bệnh cúm gia cầm đã ra Chỉ thị phòng chống khẩn cấp các dịch cúm A/H5N1, H7N9 và H10N8. Bộ trưởng Cao Đức Phát đề nghị UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các bộ, ngành tập trung cao độ để triển khai công tác phòng chống dịch cúm gia cầm.
Có thể bạn quan tâm

Giá khóm tại Tân Phước (Tiền Giang) hiện đang rớt giá mạnh khiến nhiều nông dân lo lắng. Qua khảo sát tại các điểm thu mua, giá khóm hiện chỉ trên dưới 1.000 đồng/kg nhưng lượng mua vào rất ít.

Theo ông Đinh Trung Kiên, Trưởng Phòng NN&PTNT huyện Vân Đồn (Quảng Ninh), nghề nuôi trồng tu hài đã phát triển nhiều năm nay ở địa phương. Đến nay, Vân Đồn đã có khoảng 100 hộ gia đình và 3 doanh nghiệp nuôi tu hài, thu hút một lượng lớn lao động và mang lại thu nhập khá cao cho ngư dân trong vùng.

Hiện cả nước có 6.000 cơ sở chế biến có công nghệ thiết bị tương đối hiện đại, trong đó, hơn 2.000 cơ sở chế biến nông sản, 570 cơ sở chế biến thủy sản và 3.000 cơ sở chế biến gỗ. Một số ngành đã đáp ứng được yêu cầu chất lượng đối với các thị trường khó tính như Mỹ, EU, Nhật Bản…, điển hình như thủy sản, nhân hạt điều, hồ tiêu, đồ gỗ...

Thanh Hóa là tỉnh có diện tích rừng và đất lâm nghiệp lớn, với 626.757 ha, trong đó có 567.000 ha rừng và gần 60.000 ha đất chưa có rừng. Đây là tiềm năng lớn để tạo bước đột phá cơ bản cho phát triển kinh tế - xã hội, tuy nhiên tiềm năng này chưa được khơi dậy một cách hiệu quả, bền vững.

Tuy nhiên, qua khảo sát thực tế của ngành chức năng thì hiệu quả kinh tế của cây mía chưa cao, nhất là những diện tích mía tơ (năm đầu) lợi nhuận thấp (chỉ khoảng 3 triệu đồng/ha). Cũng do những vùng đất này trước bị bỏ hoang, nên dinh dưỡng trong đất kém, do đó phải chờ đến năm thứ 2, thứ 3 (mía gốc), nông dân mới có lợi nhuận từ 15 đến 20 triệu đồng/ha/năm.