Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Ngăn Chặn Lây Nhiễm Cúm Gia Cầm Qua Biên Giới

Ngăn Chặn Lây Nhiễm Cúm Gia Cầm Qua Biên Giới
Ngày đăng: 20/08/2013

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa có công điện khẩn về việc tăng cường kiểm tra, giám sát nhằm ngăn chặn lây nhiễm bệnh cúm gia cầm qua biên giới.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, ngày 11/8/2013, cơ quan y tế của Trung Quốc đã xác nhận ca tử vong thứ 45 do virus cúm H7N9. Như vậy, tính đến nay đã có 134 người bị nhiễm virus H7N9 tại Trung Quốc và có 45 ca tử vong (chiếm tỷ lệ 33,6%), trong đó có những ca mắc bệnh tại tỉnh Quảng Đông gần với các tỉnh biên giới phía Bắc của nước ta.

Mặt khác, tình hình buôn bán, vận chuyển gia cầm, sản phẩm gia cầm nhập lậu qua biên giới và gia cầm không rõ nguồn gốc vẫn xảy ra ở một số tỉnh phía Bắc và ngày càng tinh vi hơn.

Cùng với đó, ngày 13/8/2013, cơ quan Y tế của Campuchia cũng xác nhận thêm 2 trường hợp mới bị mắc bệnh cúm gia cầm. Kể từ đầu năm 2013 đến nay, tổng số người mắc bệnh cúm gia cầm H5N1 tại Campuchia là 16 người, trong đó có 11 ca tử vong (chiếm tỷ lệ gần 68,8%). Đặc biệt, dịch cúm gia cầm đã xảy ra ở người và có nhiều ca tử vong thuộc các tỉnh biên giới giáp với nước ta.

Trước tình trạng này, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn yêu cầu các cấp, ngành tiếp tục khẩn trương chỉ đạo thực hiện các biện pháp quyết liệt nhằm ngăn chặn có hiệu quả sự xâm nhiễm các chủng virus cúm gia cầm vào trong nước; đặc biệt là việc nghiêm cấm vận chuyển, buôn bán, giết mổ, tiêu thụ gia cầm, sản phẩm gia cầm nhập lậu qua biên giới, kể cả hình thức cho, tặng gia cầm và sản phẩm gia cầm qua biên giới của các tổ chức, cá nhân và cư dân khu vực biên giới.

Đặc biệt cần tuyên truyền để nhân dân giám sát phát hiện, đấu tranh, không tiếp tay cho các hoạt động buôn bán, vận chuyển, giết mổ gia cầm, sản phẩm gia cầm nhập lậu vào trong nước tiêu thụ.

Đồng thời, cần rà soát, tổ chức tiêm phòng triệt để vắc xin cúm cho đàn gia cầm, nhất là các tỉnh có nguy cơ cao (khu vực giáp biên giới Campuchia, nơi có ổ dịch cũ, xung quanh khu vực có ổ dịch mới, nơi có mật độ chăn nuôi gia cầm cao…).

Về tình hình dịch cúm gia cầm đã xuất hiện trên đàn chim cút tại tỉnh Tiền Giang, theo Cục Thú y (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) cho biết, tính đến ngày 13/8 dịch đã xuất hiện trong 4 tuần với tổng số chim cút bị mắc bệnh phải tiêu hủy là hơn 26.000 con.

Ngoài ra, Cục Thú y cũng triển khai giám sát tại 60 chợ, điểm buôn bán gia cầm nhập lậu tại 9 tỉnh, thành phố, trong đó có Hà Nội. Qua xét nghiệm 2.554 mẫu gia cầm nhập lậu và loại thải, hiện chưa phát hiện virus cúm A/H5N1.


Có thể bạn quan tâm

 Đưa hàng Việt về nông thôn miền núi điểm bán hàng cố định lối ra cho hàng Việt Đưa hàng Việt về nông thôn miền núi điểm bán hàng cố định lối ra cho hàng Việt

Tận dụng tối đa “lực đẩy” từ Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” (CVĐ), Đề án Phát triển thị trường trong nước gắn với CVĐ chỉ rõ: Đến năm 2020, tất cả tỉnh, thành phố phải xây dựng Điểm bán hàng Việt Nam cố định, ưu tiên địa bàn nông thôn, miền núi.

02/11/2015
Tập trung xuất khẩu hàng nông sản thế mạnh Tập trung xuất khẩu hàng nông sản thế mạnh

Với nhiều lợi thế trong sản xuất nông nghiệp, thuận lơi trong giao thương, xuất khẩu hàng hóa nhưng tỉnh Quảng Trị vẫn gặp không ít khó khăn trong phát triển kinh tế nói chung, phát huy thế mạnh hàng nông, lâm sản nói riêng

02/11/2015
Đưa xoài Cát Chu sang Nhật Đưa xoài Cát Chu sang Nhật

Sau thỏa thuận ngày 17/9 để xoài Việt Nam được xuất khẩu (XK) sang Nhật Bản, theo thống kê của Cục Bảo vệ thực vật (BVTV), Bộ NN&PTNT, cho đến nay đã có 3 lô xoài Cát Chu được XK với sản lượng là 2 tấn.

02/11/2015
Thị trường phân bón dồi dào nguồn cung Thị trường phân bón dồi dào nguồn cung

Trong 2 tháng qua, thị trường phân bón được ghi nhận khá trầm lắng, giá cả giảm do nhu cầu sử dụng trong nước ở mức thấp và giá phân bón quốc tế giảm. Bước vào tháng 11, chuẩn bị cho vụ đông xuân, thị trường phân bón sẽ có nguồn cung dồi dào, giá không tăng đột biến.

02/11/2015
Nông sản trước ngưỡng 5 ăn 5 thua Nông sản trước ngưỡng 5 ăn 5 thua

Vừa qua, dư luận bàn tán sâu chuyện gạo Việt Nam đang thua gạo Campuchia, trong khi vấn đề xây dựng thương hiệu cho gạo Việt đến tháng 10-2015, Bộ NN&PTNT mới xác định vài giống lúa.

02/11/2015