Ngắm bưởi hồ lô hình bản đồ Việt Nam ở Hà Nội

Từ ngày 1-4.10, tại Cung văn hóa Hữu nghị Hà Nội (91 Trần Hưng Đạo, Hoàn Kiếm) đã diễn ra hội chợ công nghệ và thiết bị Quốc tế Việt Nam Techmart 2015.
Với khẩu hiệu “Doanh nghiệp và Nông dân – Sáng tạo và Hội nhập, hội chợ thu hút hơn 600 gian hàng từ nhiều tỉnh thành trong cả nước.
Thu hút sự quan tâm chú ý của nhiều người trong hội chợ là trái bưởi hồ lô hình bản đồ Việt Nam cùng 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của ông Võ Trung Thành đến từ tỉnh Hậu Giang.
Ông Thành cho biết, để tạo hình cho trái bưởi phải mất từ 4-6 tháng.
Ngoài trái bưởi hình bản đồ Việt Nam, ông Thành cũng mang đến trái bưởi có hình chữ Tài. Ông được biết đến là người đầu tiên sáng tạo ra bưởi hồ lô có tạo hình ở Việt Nam.
Ngoài ra, trong hội chợ cũng trưng bày rất nhiều loại trái cây độc và lạ. Trong ảnh là bưởi hồng đào siêu năng suất của ông Phạm Văn Dũng (Thanh Trì, Hà Nội) với số lượng quả lên đến 1.000 quả/cây.
Khoai môn Bắc Cạn với chất lượng củ to, bở và thơm hơn khoai môn trồng nơi khác. Gừng đá Bắc Cạn cũng cho chất lượng củ tốt với hương vị cay, nồng.
Mủ trôm vùng Ninh Thuận với nhiều công dụng như mát gan, đẹp da, chống lão hóa, lợi tiểu...
Rau mầm với thời gian trồng rút ngắn nhưng chất lượng an toàn.
Hội chợ còn giới thiệu đến người xem nhiều loại máy móc, thiết bị do những người nông dân tự sáng chế ra. Trong ảnh là máy tẽ hạt ngô của nông dân Chu Văn Quỳnh (Bắc Giang) với năng suất khoảng 1 tấn/4 giờ.
Xe gắn máy siêu tiết kiệm xăng của ông Nguyễn Hữu Trọng (Nam Từ Liêm, Hà Nội). Chỉ với 1 lít xăng, động cơ do ông Trọng sản xuất ra có thể đi được 85-95km, tiết kiệm 40% so với xe gắn máy thường.
Chiếc máy ruôi sắn do ông Hà Kim Tới (Phú Thọ) sáng chế ra với công suất 1 tấn/1 giờ.
Máy đánh tơi rơm sau khi ủ của ông Phan Trung Đạt (Đồng Tháp) chế từ máy của xe Honda cũ lắp thêm răng xới. Chiếc máy hoạt động 1 giờ có thể bằng 1 lao động bằng tay trong vòng 1 tháng.
Máy gieo hạt của ông Phạm Hoàng Thắng (Cần Thơ) giúp gieo lúa thẳng hàng, lượng giống giảm từ 10-15kg trên 1000m2 đất.
Đặc biệt, hội chợ công nghệ và thiết bị Quốc tế Việt Nam Techmart 2015 còn có sự xuất hiện của các robot do Việt Nam sáng chế.
Trong ảnh là robot chuồn chuồn của nhà sáng chế Nguyễn Duy Linh (Thành phố Hồ Chí Minh) có chiều dài 70cm, sải cánh 70cm.
Robot được lắp camera quan sát 360 độ, dùng để làm đồ trang trí trong nhà, quán café.
Có thể bạn quan tâm

Những năm gần đây, nhiều người nuôi thủy sản ở Cát Bà (huyện đảo Cát Hải, TP Hải Phòng) ăn nên làm ra nhờ con tu hài. Tuy nhiên, thời gian gần đây bỗng tu hài có triệu chứng teo vòi, bỏ ăn rồi chết hàng loạt không rõ nguyên nhân khiến người dân điêu đứng.

Nói vui, nếu không có cao su thì làm sao có được những mùa bóng đá khiến cả thế giới nín thở theo dõi. Cao su làm nên vô vàn vật dụng trên hành tinh này.

Nghề nuôi cá nước lạnh tuy mới du nhập vào nước ta nhưng nhanh chóng có sức lan tỏa nhất định. Ông Kim Văn Tiêu, Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư Quốc gia đã chia sẻ về nghề nuôi mới mẻ này

Mùa vụ rau nhút nơi đây bắt đầu từ tháng 5 âm lịch, lúc này những vùng đất thấp ngập nước dọn sạch cỏ lên đê xung quanh để giữ nước sau đó người ta tiến hành cấy rau nhút. Những ngày đầu mới cấy rau nhút nên thường xuyên chú ý đến mực nước trong ruộng tốt nhất từ 30-50 cm tránh để mực nước trong ruộng bị khô rau nhút chậm phát triển