Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Ngại… Cung Đường Xa

Ngại… Cung Đường Xa
Ngày đăng: 09/06/2014

Cuối tháng 5 này, thời điểm thanh long tại Bình Thuận đang hạ giá vì được cho là bị ảnh hưởng tình hình biến động của biển Đông thì thông báo của Đại sứ quán New Zealand tại Việt Nam về việc Việt Nam là quốc gia đầu tiên và duy nhất xuất khẩu thanh long sang New Zealand khiến những ai có liên quan đến trái thanh long đều thấy vui.

Theo thông tin của các báo, một chương trình đảm bảo chính thức với những quy định về các thủ tục và hoạt động trước xuất khẩu nhằm đáp ứng các yêu cầu an toàn sinh học và sức khỏe để trái thanh long Việt Nam có thể xuất sang New Zealand đã được ký kết.

Thỏa thuận này đã được ký bởi ông Haike Manning, Đại sứ New Zealand tại Việt Nam, và ông Nguyễn Xuân Hồng, Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Để có thể vào được New Zealand, thanh long phải được xử lý hơi nước nóng 46,5 độ C để diệt ruồi đục quả, và phải đáp ứng các yêu cầu về dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, an toàn sinh học, thực phẩm của New Zealand.

Hiện nay New Zealand đang tài trợ cho dự án phát triển giống cây hoa quả mới chất lượng cao tại Việt Nam, trong đó có cây thanh long. Các chuyên gia nghiên cứu của Viện Nghiên cứu cây trồng và thực phẩm New Zealand và Viện Nghiên cứu nông nghiệp Việt Nam đã tìm ra phương pháp hạn chế bệnh đốm trắng trên quả thanh long. Phương pháp hạn chế bệnh đốm trắng trên thanh long này sẽ được áp dụng trên toàn Việt Nam.

Một thị trường nữa cho trái thanh long đã chính thức mở ra, đáp ứng mục tiêu “chia trứng nhiều giỏ”, nhằm tránh rủi ro khi tập trung vào một thị trường. Tuy nhiên, theo các doanh nghiệp xuất khẩu thanh long, điều lo nhất là cung đường đi rất xa, nếu vận chuyển theo đường biển có thể sẽ gặp trở ngại như vào thị trường Mỹ.

Nếu vận chuyển bằng máy bay thì số lượng không nhiều, chi phí lại gấp 3 nên chuyện mở rộng thị trường này cho thanh long cũng khó đạt yêu cầu như ước muốn.

Dù vậy, các doanh nghiệp cũng hy vọng sẽ bán thanh long cho các công ty, doanh nghiệp ở TP. HCM có điều kiện hơn mua để xử lý, xuất vào New Zealand.

Chợt nhớ, trái kiwi của New Zealand đã bán ở nhiều nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam, ngay tại các siêu thị ở TP. Phan Thiết cũng có. Đây cũng là trái cây tươi, có những đặc tính gần như tương đồng thanh long, chỉ khác trái nhỏ hơn và ít nước hơn thanh long.

Cũng cung đường ấy, sao kiwi vẫn tươi khi vào bày bán tại các siêu thị? Vì thế, phía sau thông tin trên, các doanh nghiệp quan tâm đến bí quyết giải bài toán cung đường vận chuyển xa, một bài toán đã đặt ra từ lúc thanh long đi vào thị trường Mỹ...


Có thể bạn quan tâm

Cách Câu Mới Tạo Đột Phá Trong Nghề Câu Cá Ngừ Cách Câu Mới Tạo Đột Phá Trong Nghề Câu Cá Ngừ

Ngư dân Bình Định đã phát hiện ra cách câu và đánh bắt cá ngừ đại dương mới mà mỗi chuyến biển đạt trên 100 con là “chuyện thường ngày.”

19/05/2012
Cần Đẩy Nhanh Cơ Giới Hóa Nông Nghiệp Cần Đẩy Nhanh Cơ Giới Hóa Nông Nghiệp

Từ cánh đồng của nông dân tới giai đoạn chế biến, mỗi năm có khoảng 1 triệu tấn lúa ở ĐBSCL bị thất thoát, tương đương với khoảng 5% tổng lượng lúa thu hoạch. Các chuyên gia đã tính toán, chuỗi thất thoát đã làm giảm giá trị của xuất khẩu gạo Việt Nam khoảng 500 triệu USD

23/12/2011
Rau Hữu Cơ Siêu Lãi Rau Hữu Cơ Siêu Lãi

Với quy trình trồng rau hữu cơ, mỗi ký rau mang tên Oganik có giá bán cao gấp gần chục lần rau thường. Không chỉ phục vụ cho nhà hàng, khách sạn 4, 5 sao và khách “Vip”, sản phẩm rau hữu cơ “siêu sạch” còn XK đi châu Âu…

19/04/2012
Thúc Đẩy Phát Triển Đàn Lợn Nái Của Tỉnh Bắc Kạn Thúc Đẩy Phát Triển Đàn Lợn Nái Của Tỉnh Bắc Kạn

Hiện nay tổng đàn lợn của tỉnh Bắc Kạn 183.726 con, trong đó: lợn nái có 17.744 con, chiếm 9,7% tổng đàn. Về lý thuyết với số lượng đàn lợn nái như trên có thể sản xuất đủ số lượng lợn giống nuôi thịt đáp ứng nhu cầu sản xuất trong tỉnh, nhưng thực tế bình quân hàng năm người chăn nuôi phải nhập khoảng 100.000 – 120.000 con lợn giống từ tỉnh ngoài, gây khó khăn rất lớn trong việc kiểm tra chất lượng và tình hình dịch bệnh trên đàn lợn của tỉnh.

22/07/2012
Tôm Giống Rởm Gây Thiệt Hại Cho Người Nuôi Trồng Tôm Giống Rởm Gây Thiệt Hại Cho Người Nuôi Trồng

Theo phản ánh của Vụ Nuôi trồng thủy sản (Tổng cục Thủy sản) tại Hội thảo “Quản lý chất lượng giống tôm nước lợ” diễn ra ngày 24/4 tại Ninh Thuận: Tình hình kinh doanh tôm giống rất phức tạp, một số cơ sở ương giống mua Naupli, post của một số cơ sở sản xuất giống lớn về trộn với tôm của mình sản xuất hoặc với tôm chợ rồi lại lấy bao bì, nhãnh mác của công ty làm thương hiệu của mình. Một số lượng tôm giống cũng được buôn bán qua đường tiểu ngạch từ Trung Quốc qua cửa khẩu Quảng Ninh về Việt Nam. Hầu hết số lượng này không được kiểm dịch, kiểm soát nên gây thiệt hại cho người nuôi.

01/05/2012