Nga Tăng Sử Dụng Thủy Sản Nội Địa

Nga hướng đến mục tiêu đến năm 2020, giảm lượng tiêu thụ thủy sản NK từ mức 47% hiện nay xuống 20%.
Tại thời điểm này, trong danh sách các thị trường tiêu thụ thủy sản lớn nhất thế giới, Nga đứng thứ 8 với mức tiêu thụ 2,10 triệu tấn thủy sản.
Do lệnh cấm NK từ Hoa Kỳ, Canada, Liên minh châu Âu, Na Uy và Úc, cá tuyết và cá tuyết chấm đen Nga đang tiêu thụ ở thị trường trong nước có giá cao.
Thị trường Nga hiện tiêu thụ 120.000 tấn cá tuyết và cá tuyết chấm đen bỏ đầu và ruột (H&G), 300.000 tấn cá minh thái H & G, 330.000 tấn cá nổi và 200.000 tấn cá hồi vùng Viễn Đông.
Thị trường Nga cũng tiêu thụ 8.000 tấn philê cá tuyết và cá tuyết chấm đen, tăng nhiều trong vài năm trở lại đây. Lượng tiêu thụ này vẫn còn nhỏ, chỉ bằng 12% so với Anh.
Mặc dù tăng thủy sản khai thác ở thị trường nội địa, Nga đồng thời hướng đến thúc đẩy nuôi trồng thủy sản. Mục tiêu của chính phủ Nga là tăng sản lượng thủy sản nuôi trồng lên mức 410.000 tấn vào năm 2020, từ mức 120.000 tấn hiện nay. Chính phủ Nga đã tuyên bố sẽ trợ cấp cho các DN muốn mở rộng sản xuất nuôi trồng thủy sản.
Có thể bạn quan tâm

Năm nay người nông dân trồng khoai sáp ở xã Cam Hòa (huyện Cam Lâm, Khánh Hòa) thua lỗ nặng vì khoai mất mùa, mất giá.

Do giá khoai môn đang sụt giảm, chỉ bằng 1/4 mức giá cùng kỳ năm ngoái, khiến người dân thua lỗ nặng.

Nhiều ý kiến cho rằng, Đồng Tháp Mười có tiềm năng rất lớn để phát triển cây mè cả về đất đai, thời tiết khí hậu, bố trí cơ cấu mùa vụ.

Trong nhiều tháng qua, giá dừa khô ở các tỉnh ĐBSCL liên tục giảm mạnh, khiến đời sống người trồng dừa gặp rất nhiều khó khăn.

Mới đây, Myanmar chính thức bắt tay vào sản xuất gạo thơm để cung ứng cho thị trường EU. Sẽ không có gì đáng nói nếu Myanmar là quốc gia có truyền thống xuất khẩu (XK) gạo lâu đời như Việt Nam...(!).