Nga Nhập Khẩu Thủy Sản Của 7 Doanh Nghiệp Việt Nam

Trong số này có 5 doanh nghiệp chế biến cá tra, basa đông lạnh và 2 doanh nghiệp chế biến tôm đông lạnh.
Cục Quản lý Chất lượng Nông Lâm sản và Thủy sản (Nafiquad - Bộ NN&PTNT) cho biết, Cục Kiểm dịch động thực vật Liên bang Nga (VPSS) mới có thông báo dỡ bỏ lệnh tạm đình chỉ nhập khẩu thủy sản vào thị trường Liên bang Nga và Liên minh Hải quan (bao gồm Liên bang Nga, Belarus, Kazakhstan) đối với 7 doanh nghiệp chế biến thủy sản của Việt Nam.
Theo đó, 7 doanh nghiệp được phép xuất khẩu thủy sản vào thị trường Liên bang Nga và Liên minh Hải quan sẽ bao gồm 5 doanh nghiệp chế biến sản phẩm cá tra, basa đông lạnh và 2 doanh nghiệp chế biến sản phẩm tôm đông lạnh.
7 doanh nghiệp gồm: Công ty TNHH Hùng Vương - Vĩnh Long, Công ty CP Hùng Vương, Công ty TNHH Hùng Cá, Công ty CP Hải sản Minh Phú, Nhà máy chế biến thủy sản Ba Lai, Công ty CP Chế biến thủy sản Hiệp Thanh, Công ty TNHH chế biến thủy sản Minh Quý.
Tuy nhiên, Nafiquad yêu cầu các doanh nghiệp nói trên thực hiện đúng các quy định về an toàn thực phẩm của Việt Nam, Liên bang Nga và Liên minh Hải quan trong chế biến và xuất khẩu các sản phẩm thủy sản vào các thị trường này.
Đồng thời, các doanh nghiệp cần chủ động liên hệ với nhà nhập khẩu để tránh phát sinh vướng mắc khi xuất khẩu thủy sản vào Liên bang Nga và Liên minh Hải quan. Trong đó đặc biệt lưu ý đến sản phẩm được phép xuất khẩu, hợp đồng xuất khẩu, nhà nhập khẩu được VPSS công nhận.
Có thể bạn quan tâm

Chiều 19-4, Sở NN-PTNT Long An cho biết, thời gian gần đây trong khi nhiều loại trái cây rớt giá khiến nhà vườn thua lỗ, thì thanh long và chanh vẫn duy trì mức giá cao, đảm bảo lợi nhuận cho nhà vườn.

Cây thanh long đang được huyện Ba Chẽ (Quảng Ninh) chọn là một trong 5 loại nông sản hàng hoá chủ lực. Trong đó, Nam Sơn là xã có diện tích và tiềm năng lớn nhất để đưa thanh long phát triển đem lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân nơi đây.

Toàn xã Thanh Bình (Vũng Liêm - Vĩnh Long) có 75ha nhãn bị bệnh chổi rồng. 3 tháng nay, nông dân trong xã đã đốn nhãn khoảng 3ha và chuyển sang trồng bưởi da xanh.

Từ nay đến năm 2020, Bộ Nông nghiệp- PTNT đã quy hoạch trồng 257.000ha cây ăn quả tại Nam Bộ đạt chuẩn an toàn thực phẩm, theo đó có 50% sản phẩm đạt chuẩn GAP.

Hơn tháng qua, giá chuối mốc được các thương lái liên tục đẩy lên cao, nhiều người trồng chuối phấn khởi, tập trung thu hoạch, tiêu thụ. Một trong những nguyên nhân chính là do Trung Quốc đang “ăn” mặt hàng này nên các tiểu thương mua gom để cung ứng, đẩy cầu lên cao.