Ngã Năm (Sóc Trăng) Phát Triển Diện Tích Nuôi Trồng Thủy Sản Trong Mùa Nước Nổi

Mùa nước lũ về cũng là lúc nông dân thị xã Ngã Năm (Sóc Trăng) đẩy mạnh các mô hình nuôi thủy sản, trong đó: Mô hình nuôi cá vèo đang được nhiều hộ nông dân quan tâm vì nó đem lại lợi nhuận tương đối cao trong những tháng nông nhàn khi chờ vụ mùa Đông Xuân tới.
Cũng như mọi năm, gia đình anh Nguyễn Long - ở ấp Tân Trung, xã Long Bình bắt 3.000 con cá lóc đầu vuông và 1.000 con cá trê lai đem về nuôi trong những tháng nước đổ về. Anh cho biết, năm rồi, gia đình nuôi khoảng 2.000 con cá lóc đầu vuông, tận dụng nguồn thức ăn sẵn có từ cá tạp ngoài đồng mà chỉ trong vòng 4 tháng đã đem thu nhập về cho gia đình khoảng 4-5 triệu đồng.
Hiện nay nhiều hộ nông dân trên địa bàn thị xã Ngã Năm đang đẩy mạnh diện tích nuôi cá lóc vèo, vì đây là mùa thuận lợi nhất trong năm để nuôi thủy sản nước ngọt này. Theo đó, giống cá lóc vèo được chọn nuôi nhiều nhất là cá lóc đầu vuông vì loại cá này tăng trọng mạnh, thời gian thu hoạch ngắn.
Cũng theo nhiều hộ nuôi các vèo cho biết: Năm nay thời tiết thuận lợi hơn mọi năm nên bà con thả nuối đến thời điểm này, tỷ lệ hao hụt cá là rất ít, chỉ từ 20 – 25%, cộng với lượng thức ăn từ cá đồng năm nay tương đối nhiều hơn mọi năm.
Anh Đặng Văn Dự - khóm 3, phường 1, thị xã Ngã Năm phấn khởi nói, năm nay nuôi đạt hơn mọi năm trước rất nhiều, đến thời điểm này tỷ lệ cá con đạt gần 80 – 85% vì năm nay con nước đổ về lại có nhiều cá tạp hơn mọi năm.
Theo thống kê của phòng Kinh tế thị xã Ngã Năm, từ giữa tháng 9 trở lại đây, diện tích nuôi trồng thủy sản trên địa bàn tăng tương đối nhanh; theo đó, tổng diện tích nuôi trồng thủy sản là 2.448 ha, riêng cá vèo chiếm gần 3.165 mét vuông diện tích mặt nước, tăng hơn gần 800 mét vuông so với tháng trước.
Theo đó, phòng Kinh tế thị xã cũng tích cực phối hợp với UBND xã, phường triển khai nhiều mô hình thí điểm nuôi trồng thủy sản, nhằm đẩy mạnh diện tích nuôi trồng thủy sản trên địa bàn; bên cạnh đó, công tác tuyên truyền bà con nhân dân tận dụng nguồn cá thiên nhiên từ mùa lũ, để đẩy mạnh việc phát triển diện tích nuôi thủy sản nước ngọt, nhất là nuôi cá lóc vèo.
Ông Nguyễn Quốc Trãi - Chủ tịch UBND phường 3, thị xã Ngã Năm cho biết: UBND phường cũng khuyên bà con nông dân trên địa bàn nên tận dụng nguồn cá tạp để đẩy mạnh phát triển các mô hình nuôi thủy sản mùa lũ, góp phần tăng thu nhập cho bà con trong những tháng nông nhàn.
Thực tế cho thấy, ngoài việc sản xuất lúa thì người dân Ngã Năm còn tận dụng tốt ưu thế vùng trũng trong việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi phù hợp, nhất là nuôi cá vèo mùa lũ. Từ đó, góp phần rất lớn trong việc tăng diện tích nuôi trồng thủy sản trên địa bàn cũng như tăng thu nhập cho nhiều nông hộ và thực hiện tốt công tác xóa đói giảm nghèo ở địa phương.
Có thể bạn quan tâm

Tác động tích cực trong việc cải tạo môi trường của mô hình sản xuất luân canh 1 vụ tôm, 1 vụ lúa đã dần chiếm ưu thế trước các mô hình khác ở những xã tiểu vùng II, III (ven sông Hàm Luông, từ xã Mỹ An đến xã Thạnh Hải) của huyện Thạnh Phú (Bến Tre). Mô hình này ngày càng phát huy hiệu quả, giúp cho bà con yên tâm sản xuất.

Có 30 trong số 31 doanh nghiệp hội viên Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thuỷ sản (VASEP) đã họp bàn và quyết định sẽ kháng nghị việc phía Hoa Kỳ áp thuế chống bán phá giá lên con tôm Việt Nam một cách không công bằng và bất hợp lý. Hiện VASEP đang cùng các luật sư chuẩn bị các thủ tục pháp lý cần thiết cho vụ kháng kiện này.

Những năm gần đây, ngoài phát triển thế mạnh cây lúa, huyện biên giới Tân Hồng (Đồng Tháp) còn đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng của ngành chăn nuôi. Trong đó, chăn nuôi bò là một trong những ngành kinh tế trọng yếu được huyện ưu tiên chọn làm ngành hàng phát triển trong Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp của huyện trong thời gian tới.

Bài toán trồng cây gì, nuôi con gì vẫn đang là điều trăn trở bấy lâu nay của bà con nông dân ta. Từ thực tế thành công của các hộ chăn nuôi cho thấy, việc lựa chọn bò lai sind để đầu tư đã mang lại hiệu quả hơn so với các con nuôi khác.

Là hộ nghèo nên năm 2013, gia đình anh Nguyễn Đình Sáu, thôn Hạc Lâm, xã Hương Lâm (Hiệp Hoà) được tham gia dự án Vệ sinh môi trường nông thôn. Theo đó, anh được hỗ trợ 48 triệu đồng và chỉ phải bỏ thêm một phần kinh phí để xây chuồng trại chăn nuôi kiên cố.