Nga Muốn Độc Lập Về Thủy Sản

Hiện tại, chỉ những người bị ảnh hưởng trực tiếp bởi lệnh cấm NK của Nga mới cảm nhận được toàn bộ những hệ quả mà lệnh cấm này gây ra. Điện Kremlin mong muốn giảm sự phụ thuộc vào nguồn NK thủy sản, nên các nhà XK không nên mong đợi việc kinh doanh trở lại bình thường khi lệnh cấm kết thúc vào tháng 8/2015.
Với lãnh thổ rộng lớn với vùng biển kéo dài từ biển Barents đến Biển Nhật Bản, các hạm đội Nga chủ yếu đánh bắt các loài cá thịt trắng và các nổi. Trong năm 2013, với 4,3 triệu tấn thủy sản, Nga là nước có lượng đánh bắt lớn thứ 5 trên thế giới. Ba trung tâm chế biến chính của Nga đã sản xuất được 3,8 triệu tấn sản phẩm.
Nuôi trồng thủy sản chưa phát triển bằng khai thác. Sản xuất còn khiêm tốn ở mức 140.000 tấn vào năm 2013. Nga hiện đang xếp hạng thứ 38 trong danh sách các nước nuôi trồng thủy sản lớn nhất thế giới,.
Nguồn cung từ tự nhiên là hữu hạn, vì vậy phải phát triển nuôi trồng thủy sản. Ngành thủy sản Nga đang nhắm mục tiêu đạt 500.000 tấn mỗi năm trong những năm tới.
Để hỗ trợ ngành nuôi trồng thủy sản, Cơ quan Nghề cá Liên bang Nga (Rosrybolovstvo) đã thực hiện kế hoạch nuôi trồng thủy sản quốc gia. Chiến lược được dự báo sẽ làm tăng sản lượng nuôi trồng lên 200.000 tấn vào năm 2017 và 410.000 tấn vào năm 2020.
Nhà nước Nga coi nuôi trồng thuỷ sản là một trong những hướng chính để đạt được sự độc lập về thủy sản. Chính phủ có kế hoạch trợ cấp cho việc mở rộng và xây dựng các dự án, cơ sở hạ tầng phục vụ chế biến để phát triển lĩnh vực này. Điều này cũng thúc đẩy sự phát triển của các trung tâm chế biến ven biển và nội thủy.
Đồng thời, các quan chức Nga hy vọng sẽ nhìn thấy một sự đột biến trong tiêu thụ thủy sản. Với số dân 143 triệu, Nga tiêu thụ 2,1 triệu tấn thủy sản vào năm 2013, trong đó có khoảng 1 triệu tấn sản phẩm NK. Tính bình quân mỗi người tiêu thụ 22kg/năm. Con số này được chính phủ dự báo sẽ tăng lên 28kg vào năm 2020, do củng cố sản xuất trong nước.
Nước Nga tin rằng mục tiêu giảm NK xuống 20% có thể đạt được, mặc dù thừa nhận rằng để tối đa hóa giá trị của các sản phẩm, đẩy mạnh chế biến sâu là việc làm cần thiết.
Trong nửa đầu năm nay, trước khi lệnh cấm được ban hành, Nga đã NK 587.848 tấn thủy sản, trị giá 1,3 tỷ USD. Trong cùng thời gian này, Nga đã XK 1,2 triệu tấn sản phẩm với giá trị đạt 1,9 tỷ USD.
Có thể bạn quan tâm

Việt Nam chủ yếu nhập khẩu tôm sú từ Ấn Độ để đáp ứng nhu cầu chế biến của doanh nghiệp. Nguyên nhân do thời gian qua dịch bệnh bùng phát, nguồn tôm nguyên liệu trong nước không đáp ứng đủ nhu cầu của doanh nghiệp xuất khẩu nên doanh nghiệp phải tìm nguồn nguyên liệu thay thế.

Thời gian qua, tình trạng lấn chiếm đất đai, đào hồ nuôi tôm trái phép diễn ra khá phổ biến trên địa bàn tỉnh. Chính quyền địa phương xử lý thiếu kiên quyết nên vi phạm diễn ra ngày càng nghiêm trọng. Việc chấp hành quy định pháp luật về bảo vệ môi trường tại các vùng nuôi trong tỉnh bị bỏ ngỏ nên tình trạng ô nhiễm môi trường ngày càng trầm trọng.

Theo báo cáo của Cục Chăn nuôi, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT), trong 7 tháng đầu năm 2014, Việt Nam chi hơn 1,45 triệu USD cho nhập khẩu 1.656 con lợn giống, tăng 1,7 lần về giá trị và 1,9 lần về khối lượng so với cùng kỳ năm ngoái. Cũng trong 7 tháng, Việt Nam đã nhập khẩu 944.965 con giống gia cầm với tổng trị giá hơn 3,67 triệu USD.

Đặc biệt, tại huyện Đơn Dương - nơi chăn nuôi bò sữa tập trung của tỉnh Lâm Đồng, cá biệt có hộ chăn nuôi bò sữa đạt năng suất bình quân 22 lít/con/ngày (trên 6 tấn/chu kỳ/con như mức bình quân của tỉnh). Với mức thu mua 14.000 đồng/lít sữa như hiện nay, tại Lâm Đồng, bình quân mỗi chu kỳ một con bò sữa cho nông dân thu nhập khoảng 85 triệu đồng.

Chính phủ vừa ban hành Nghị định 67/2014/NĐ-CP về một số chính sách phát triển thủy sản, trong đó quy định chính sách về đầu tư, tín dụng, bảo hiểm; chính sách ưu đãi thuế và một số chính sách khác áp dụng đối với tổ chức, cá nhân Việt Nam hoạt động thủy sản.