Nga Muốn Độc Lập Về Thủy Sản

Hiện tại, chỉ những người bị ảnh hưởng trực tiếp bởi lệnh cấm NK của Nga mới cảm nhận được toàn bộ những hệ quả mà lệnh cấm này gây ra. Điện Kremlin mong muốn giảm sự phụ thuộc vào nguồn NK thủy sản, nên các nhà XK không nên mong đợi việc kinh doanh trở lại bình thường khi lệnh cấm kết thúc vào tháng 8/2015.
Với lãnh thổ rộng lớn với vùng biển kéo dài từ biển Barents đến Biển Nhật Bản, các hạm đội Nga chủ yếu đánh bắt các loài cá thịt trắng và các nổi. Trong năm 2013, với 4,3 triệu tấn thủy sản, Nga là nước có lượng đánh bắt lớn thứ 5 trên thế giới. Ba trung tâm chế biến chính của Nga đã sản xuất được 3,8 triệu tấn sản phẩm.
Nuôi trồng thủy sản chưa phát triển bằng khai thác. Sản xuất còn khiêm tốn ở mức 140.000 tấn vào năm 2013. Nga hiện đang xếp hạng thứ 38 trong danh sách các nước nuôi trồng thủy sản lớn nhất thế giới,.
Nguồn cung từ tự nhiên là hữu hạn, vì vậy phải phát triển nuôi trồng thủy sản. Ngành thủy sản Nga đang nhắm mục tiêu đạt 500.000 tấn mỗi năm trong những năm tới.
Để hỗ trợ ngành nuôi trồng thủy sản, Cơ quan Nghề cá Liên bang Nga (Rosrybolovstvo) đã thực hiện kế hoạch nuôi trồng thủy sản quốc gia. Chiến lược được dự báo sẽ làm tăng sản lượng nuôi trồng lên 200.000 tấn vào năm 2017 và 410.000 tấn vào năm 2020.
Nhà nước Nga coi nuôi trồng thuỷ sản là một trong những hướng chính để đạt được sự độc lập về thủy sản. Chính phủ có kế hoạch trợ cấp cho việc mở rộng và xây dựng các dự án, cơ sở hạ tầng phục vụ chế biến để phát triển lĩnh vực này. Điều này cũng thúc đẩy sự phát triển của các trung tâm chế biến ven biển và nội thủy.
Đồng thời, các quan chức Nga hy vọng sẽ nhìn thấy một sự đột biến trong tiêu thụ thủy sản. Với số dân 143 triệu, Nga tiêu thụ 2,1 triệu tấn thủy sản vào năm 2013, trong đó có khoảng 1 triệu tấn sản phẩm NK. Tính bình quân mỗi người tiêu thụ 22kg/năm. Con số này được chính phủ dự báo sẽ tăng lên 28kg vào năm 2020, do củng cố sản xuất trong nước.
Nước Nga tin rằng mục tiêu giảm NK xuống 20% có thể đạt được, mặc dù thừa nhận rằng để tối đa hóa giá trị của các sản phẩm, đẩy mạnh chế biến sâu là việc làm cần thiết.
Trong nửa đầu năm nay, trước khi lệnh cấm được ban hành, Nga đã NK 587.848 tấn thủy sản, trị giá 1,3 tỷ USD. Trong cùng thời gian này, Nga đã XK 1,2 triệu tấn sản phẩm với giá trị đạt 1,9 tỷ USD.
Có thể bạn quan tâm

Ngày 30-5, ông Lê Sỹ Quý, Phó phòng NN-PTNT huyện Chư Sê, Phó Chủ tịch Hiệp hội Hồ tiêu Chư Sê (tỉnh Gia Lai) cho biết, giá hạt tiêu Chư Sê bán ra hiện đang ở mức xấp xỉ 150.000 đồng/kg.

Năm 2013, việc nuôi trồng thủy sản (NTTS) ở các địa phương trong tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã gặt hái được kết quả khả quan. Chỉ tiêu đặt ra cho NTTS năm 2014 không chỉ là nâng cao sản lượng, mà chất lượng sản phẩm còn phải đạt được các tiêu chí về an toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP) phục vụ cho tiêu dùng và xuất khẩu.

Cánh đồng xóm Khoang, Vỏ, Bọ, xã Phúc Tuy, huyện Lạc Sơn (Hoà Bình) trải dài màu xanh xám của ngô đến kỳ thu hoạch. Cây tốt, bắp đều, râu ngô nâu dài phất phơ. Chỉ có điều tước vỏ chẳng thấy hạt đâu.

Nhiều nơi ở Đồng bằng sông Cửu Long bắt đầu vào vụ thu hoạch lúa hè thu, tuy nhiên giá lại giảm 200-400 đồng trên mỗi kg trong khi thương lái không mua hàng nhiều.

Dịch bệnh cúm gia cầm, lở mồm long móng… lắng xuống nhưng nếu không kịp thời khắc phục những hạn chế, nguy cơ tái dịch sẽ xảy ra. Đó là nhận định của Bộ Nông nghiệp - Phát triển nông thôn (NN-PTNT) tại Hội nghị sơ kết phòng chống dịch cúm gia cầm các tỉnh phía Nam vừa được tổ chức cuối tuần qua tại TPHCM.