Nga Muốn Độc Lập Về Thủy Sản

Hiện tại, chỉ những người bị ảnh hưởng trực tiếp bởi lệnh cấm NK của Nga mới cảm nhận được toàn bộ những hệ quả mà lệnh cấm này gây ra. Điện Kremlin mong muốn giảm sự phụ thuộc vào nguồn NK thủy sản, nên các nhà XK không nên mong đợi việc kinh doanh trở lại bình thường khi lệnh cấm kết thúc vào tháng 8/2015.
Với lãnh thổ rộng lớn với vùng biển kéo dài từ biển Barents đến Biển Nhật Bản, các hạm đội Nga chủ yếu đánh bắt các loài cá thịt trắng và các nổi. Trong năm 2013, với 4,3 triệu tấn thủy sản, Nga là nước có lượng đánh bắt lớn thứ 5 trên thế giới. Ba trung tâm chế biến chính của Nga đã sản xuất được 3,8 triệu tấn sản phẩm.
Nuôi trồng thủy sản chưa phát triển bằng khai thác. Sản xuất còn khiêm tốn ở mức 140.000 tấn vào năm 2013. Nga hiện đang xếp hạng thứ 38 trong danh sách các nước nuôi trồng thủy sản lớn nhất thế giới,.
Nguồn cung từ tự nhiên là hữu hạn, vì vậy phải phát triển nuôi trồng thủy sản. Ngành thủy sản Nga đang nhắm mục tiêu đạt 500.000 tấn mỗi năm trong những năm tới.
Để hỗ trợ ngành nuôi trồng thủy sản, Cơ quan Nghề cá Liên bang Nga (Rosrybolovstvo) đã thực hiện kế hoạch nuôi trồng thủy sản quốc gia. Chiến lược được dự báo sẽ làm tăng sản lượng nuôi trồng lên 200.000 tấn vào năm 2017 và 410.000 tấn vào năm 2020.
Nhà nước Nga coi nuôi trồng thuỷ sản là một trong những hướng chính để đạt được sự độc lập về thủy sản. Chính phủ có kế hoạch trợ cấp cho việc mở rộng và xây dựng các dự án, cơ sở hạ tầng phục vụ chế biến để phát triển lĩnh vực này. Điều này cũng thúc đẩy sự phát triển của các trung tâm chế biến ven biển và nội thủy.
Đồng thời, các quan chức Nga hy vọng sẽ nhìn thấy một sự đột biến trong tiêu thụ thủy sản. Với số dân 143 triệu, Nga tiêu thụ 2,1 triệu tấn thủy sản vào năm 2013, trong đó có khoảng 1 triệu tấn sản phẩm NK. Tính bình quân mỗi người tiêu thụ 22kg/năm. Con số này được chính phủ dự báo sẽ tăng lên 28kg vào năm 2020, do củng cố sản xuất trong nước.
Nước Nga tin rằng mục tiêu giảm NK xuống 20% có thể đạt được, mặc dù thừa nhận rằng để tối đa hóa giá trị của các sản phẩm, đẩy mạnh chế biến sâu là việc làm cần thiết.
Trong nửa đầu năm nay, trước khi lệnh cấm được ban hành, Nga đã NK 587.848 tấn thủy sản, trị giá 1,3 tỷ USD. Trong cùng thời gian này, Nga đã XK 1,2 triệu tấn sản phẩm với giá trị đạt 1,9 tỷ USD.
Có thể bạn quan tâm

Thời tiết khô hạn kéo dài ảnh hưởng đến sản xuất và chăn nuôi trên diện rộng. Trước thực trạng đó, nông dân địa phương đã có nhiều phương án nhằm giảm thiểu tối đa thiệt hại trong sản xuất, như: chủ động chuyển đổi cơ cấu cây trồng, tăng diện tích cây hoa màu, đậu các loại; chủ động di chuyển đàn gia súc từ vùng cao xuống đồng bằng, nhằm tận dụng nguồn nước và các loại phụ phẩm nông nghiệp.

Mô hình liên kết sản xuất cà chua bi được triển khai thực hiện vào vụ Đông năm 2013 tại xã Mộc Bắc, huyện Duy Tiên (Hà Nam). Đây là địa phương đầu tiên được UBND tỉnh chọn xây dựng thí điểm mô hình liên kết sản xuất cà chua bi, do Công ty Trách nhiệm hữu hạn (TNHH) Chế biến nông sản Hội Vũ cung ứng và bao tiêu sản phẩm.

Mùa khai thác mới đã bắt đầu với những người trồng CS. Tuy nhiên, năm nay họ bước vào mùa cạo mới với nhiều lo toan về giá cả, thị trường tiêu thụ...

Nếu như nhiều hộ dân khác thường có tâm lý coi cây bơ là cây trồng phụ xen trong vườn, rẫy thì chị Nguyễn Thị Mộng Vân ở thôn Đức Thành, xã Đức Mạnh (Đắk Mil - Đắk Nông) lại có cái nhìn khác.

Bà Hồ Thị Thùy (thôn Mỹ Thạnh, xã Quảng Lợi) cho biết: Dưa hấu ít chăm sóc nhưng hiệu quả kinh tế gấp 3 lần so với trồng các loại cây trồng khác. Năm nay nhà tôi trồng 5 sào dưa hấu, năng suất khoảng 1,2 tấn/sào, với giá 8.500 đồng/kg, sau khi trừ chi phí đã cho lãi ròng 30 triệu đồng.