Nga Hỗ Trợ Việt Nam Nuôi Cá Hồi

Liên bang Nga sẽ nghiên cứu khả năng cung cấp cho Việt Nam vật liệu di truyền cá hồi có nguồn gốc Nga và đề xuất một số loại cá thích hợp để tiến hành nghiên cứu khả năng thích nghi của loài này tại Việt Nam.
Thông tin này được đưa ra trong buổi họp lần thứ 5 của Ủy ban hỗn hợp nghề cá Việt Nam và Liên bang Nga về hợp tác trong lĩnh vực nghề cá diễn ra tại Hà Nội chiều ngày 31 - 10.
Phía Việt Nam cũng sẽ cung cấp cho phía Nga vật liệu di truyền cá rô phi và những kinh nghiệm trong nuôi cá rô phi.
Ngoài việc hợp tác trong nuôi cá hồi, cá rô phi, thông tin tại buổi họp này cho biết, trong thời gian tới hai bên thống nhất chuẩn bị một chương trình hợp tác nghiên cứu tài nguyên sinh vật tại vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam; khả năng sản xuất hoạt chất sinh học từ sinh vật sống trong thủy vực của Việt Nam; khả năng nuôi thử nghiệm rong biển Nga trên các vùng biển của Việt Nam; vấn đề lây lan dịch bệnh ở thủy sản cũng như chương trình trao đổi chuyên gia.
Dự thảo các chương trình hợp tác trong các lĩnh vực trên sẽ được thảo luận và thống nhất tại cuộc họp của các nhà khoa học và các chuyên gia của hai nước vào tháng 4, tháng 5 năm 2015.
Theo Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Vũ Văn Tám thời gian qua, Liên bang Nga đã giúp đỡ Việt Nam đào tạo cán bộ nghiên cứu điều tra nguồn lợi thủy sản; giúp các viện nghiên cứu, nuôi trồng thủy sản nâng cao năng lực. Nga đã giúp Việt Nam xây dựng cơ sở ban đầu về nuôi cá nước lạnh trong đó đặc biệt là cá tầm Nga rất có hiệu quả.
Có thể bạn quan tâm

Cây ngày có nguồn gốc từ Trung Quốc. Nó đã được nhập vào ta từ rất lâu rồi. Trước đây, nó đã được trồng ở nhiều nơi như Bảo Lộc (Lâm Đồng), Sa Đéc (Đồng Tháp), Châu Đốc (An Giang)... Hiện nay, nó được trồng nhiều ở Cao Bằng và Lạng Sơn (nhiều nhất là huyện Tràng Định).

Tại Lâm Đồng, chè được trồng chủ yếu từ tháng 5 đến tháng 8 (tốt nhất trồng trong tháng 6). Nhiệt độ 18 - 25 độ C, độ ẩm không khí 80 - 85% và lượng mưa hàng năm từ 1.500 - 2.000mm thích hợp nhất cho chè phát triển.

Nên bón thêm phân hữu cơ bởi phân hữu cơ không những cung cấp dinh dưỡng cho cây mà còn cải thiện tính chất vật lý, hóa học, sinh học trong đất. Nguồn phân hữu cơ bao gồm phân chuồng, phân xanh và các nguyên liệu ép xanh. Sử dụng phân hữu cơ sinh học có thành phần chính: Chất hữu cơ >25%; N 2,5-3%; P205 0,3%; K20 1-1,3%; lượng bón 2,5 tấn/ha/năm. Có thể sử dụng phân chuồng ủ hoai 20 - 25 tấn/ha, bón 3 năm/lần. Phân hữu cơ bón vào đầu mùa mưa, rạch hàng, bón lấp.

Trong những năm qua, công tác quản lý hoạt động kinh doanh vật tư nông nghiệp (phân bón, thuốc BVTV, thức ăn chăn nuôi) trên địa bàn tỉnh đã được các cấp, các ngành quan tâm. Thị trường vật tư nông nghiệp tương đối ổn định, hoạt động sản xuất kinh doanh của các tổ chức cá nhân đã đi vào nền nếp.

Trái với tình hình thị trường ảm đạm hồi cuối năm ngoái, khoảng hơn một tháng nay, nhà vườn ở “vương quốc sầu riêng” của Tiền Giang, gồm các xã Long Trung, Tam Bình, Ngũ Hiệp (H.Cai Lậy)... rất vui mừng vì mùa sầu riêng nghịch vụ vừa trúng mùa, lại trúng đậm giá.