Nga Cần Nhập Nhiều Nông Sản Khối Lượng Lớn

Cục XNK tạm tính ra yêu cầu trong mỗi năm về NK các mặt hàng nông sản vào Nga: rau 3.400 tấn; trái cây 2.000 tấn; nấm 700 tấn; quýt 1.000 tấn; thịt và gà 10.000 tấn; thủy sản 32.000 tấn.
Để tăng cường công tác thông tin, XTTM và đẩy mạnh XK nông sản, thủy sản, thực phẩm sang Nga, Cục XNK (Bộ Công thương) cùng Cơ quan đại diện LB Nga tại Việt Nam vừa tổng hợp danh sách và công bố nhu cầu NK nông sản, thủy sản và thực phẩm từ Việt Nam.
Trong danh sách này, có thể thấy nhu cầu NK nông sản, thủy sản, thực phẩm của các DN Nga khá đa dạng về mặt hàng, chủng loại.
Cty Dixie South JSC cần nhiều sản phẩm về rau quả, cụ thể: hỗn hợp rau đông lạnh (gói 400 gr), nhu cầu trung bình mỗi tháng 25 tấn; hỗn hợp rau mùa hè đông lạnh (400g), trung bình hàng tháng 25 tấn; súp lơ đông lạnh (400g), 30 tấn/tháng; bông cải xanh đông lạnh (400g), 30 tấn/tháng; đậu xanh xắt nhỏ, đông lạnh (400g), 30 tấn/tháng; nấm hương thái lát đông lạnh (400g), 25 tấn/tháng.
Mặt hàng rau quả cũng được nhiều nhà phân phối khác của Nga quan tâm. Cty City Supermarket Ltd. cần các sản phẩm rau, rễ cây, củ và trái cây như rau ướp lạnh và đông lạnh, cà chua tươi, tỏi tươi, cà rốt và củ cải tươi, súp lơ, rau diếp, cà tím, quýt, bưởi, dứa tươi và dứa khô...
Yêu cầu cụ thể về khối lượng của một số mặt hàng như sau: Quýt 10-20 tấn/tuần; cà chua 10 tấn/tuần; khoai tây 15 tấn/tuần; táo 20 tấn/tuần; quả mọng 5 tấn/tuần; rau, thảo mộc 6 tấn/tuần.
Cty Maria-ra cần các sản phẩm nấm đông lạnh (champignons, nấm) với khối lượng 30 tấn/tháng; quả (dâu, cherry) 5 tấn/tháng; rau (bông cải xanh, súp lơ, đậu...), 80 tấn/tháng. Bên cạnh đó, Cty này cũng cần nhiều loại trái cây, rau mà Việt Nam có như chanh leo, bơ, xoài, dừa, húng quế, bạc hà, xà lách...
Dựa trên yêu cầu chung của các nhà NK, phân phối ở Nga, Cục XNK tạm tính ra yêu cầu trong mỗi năm về NK các mặt hàng nông sản vào thị trường này: rau 3.400 tấn; trái cây 2.000 tấn; nấm 700 tấn; quýt 1.000 tấn; thịt và gà 10.000 tấn; thủy sản 32.000 tấn.
Yêu cầu cụ thể như sau: rau xanh 100 kg/tháng; chanh leo 1 tấn/tháng; xoài 1.000 quả/tháng (mỗi hộp 9-11 quả); bơ 4.000 quả/tháng (16-20 quả/hộp); dừa 1.500 quả/tháng.
Một số công ty khác cũng có nhu cầu rau quả, trái cây nhưng chưa đưa ra những yêu cầu cụ thể như Cty Prizma Ltd cần các loại rau, rễ rau và quả đông lạnh; Cty SPAR Tuymen cần các loại quả, sản phẩm rau và rau đông lạnh.
Nhiều DN Nga đã đưa ra các yêu cầu về thủy sản. Cty AUCHAN Ltd cần tôm bóc vỏ (300/500 gr), nhu cầu 200 tấn/năm. Cty Prizma Ltd cần các sản phẩm cá, động vật giáp xác và các loại khác.
Cty MAGNIT có nhu cầu về nhiều mặt hàng thủy sản mà Việt Nam có như cá tra phi lê đông lạnh, tôm sú, cua thanh, trai, mực, sò biển, mực chưa chế biến… Nhu cầu NK thủy sản của Cty MAGNIT là khá lớn, lên tới 2.500 tấn/tháng.
Cty Maria-ra tuy tập trung vào các sản phẩm trái cây, rau quả, nhưng cũng có nhu cầu NK cá chẽm, cá nục heo, với khối lượng 100 kg/tháng.
Các DN Nga cũng có nhu cầu NK các sản phẩm chăn nuôi, nhưng vì nhiều lý do, có lẽ các DN Việt Nam hiện chưa thể đáp ứng được các đơn hàng này. Tuy vậy, cũng xin nêu ra ở đây: Cty MAGNIT cần thịt bò, thịt lợn và các sản phẩm phụ đông lạnh, với khối lượng 800 tấn/tháng; Cty SPAR Irkutsk cần NK gà đông lạnh, khối lượng 150 tấn/năm...
Có thể bạn quan tâm

Ngày 11/9, đoàn công tác của Viện Chăn nuôi thuộc Bộ NN&PTNT do ông Nguyễn Thanh Sơn - Viện trưởng làm trưởng đoàn đã tiến hành nghiệm thu Dự án chăn nuôi gà thịt lông màu đảm bảo an toàn sinh học tại huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An.

UBND tỉnh Bình Dương vừa ban hành Kế hoạch số 3106/KH-UBND về việc xây dựng vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh (ATDB) cúm gia cầm và Niu-cát-xơn (còn gọi là bệnh gà rù) đối với gà, hướng tới đạt yêu cầu xuất khẩu tại tỉnh Bình Dương giai đoạn 2015-2020.

UBND thành phố Hà Nội đã chấp thuận về chủ trương theo đề xuất của Sở Kế hoạch và đầu tư về việc bổ sung quy mô dự án “Thuê đất trồng cỏ nuôi bò sữa tự nhiên tại khu đất bãi ven sông Hồng (xã Văn Khê và Hoàng Kim, huyện Mê Linh)".
Sử dụng vắc-xin để tạo kháng thể giúp cho đàn gia cầm miễn nhiễm với virus cúm H5N1 là việc làm phổ biến được ngành thú y thực hiện hiệu quả trong những năm qua.

Theo kế hoạch tái cơ cấu ngành chăn nuôi, đến năm 2020, tồng đàn bò sữa của tỉnh Sóc Trăng sẽ tăng lên 17.800 con, (tăng hơn 10.000 con so với hiện nay). Do đó tỉnh đang xúc tiến các phương pháp tăng số lượng đàn bò sữa, chủ yếu bằng 2 cách là tăng cơ học và sinh học.