Nga Cần Nhập Nhiều Nông Sản Khối Lượng Lớn

Cục XNK tạm tính ra yêu cầu trong mỗi năm về NK các mặt hàng nông sản vào Nga: rau 3.400 tấn; trái cây 2.000 tấn; nấm 700 tấn; quýt 1.000 tấn; thịt và gà 10.000 tấn; thủy sản 32.000 tấn.
Để tăng cường công tác thông tin, XTTM và đẩy mạnh XK nông sản, thủy sản, thực phẩm sang Nga, Cục XNK (Bộ Công thương) cùng Cơ quan đại diện LB Nga tại Việt Nam vừa tổng hợp danh sách và công bố nhu cầu NK nông sản, thủy sản và thực phẩm từ Việt Nam.
Trong danh sách này, có thể thấy nhu cầu NK nông sản, thủy sản, thực phẩm của các DN Nga khá đa dạng về mặt hàng, chủng loại.
Cty Dixie South JSC cần nhiều sản phẩm về rau quả, cụ thể: hỗn hợp rau đông lạnh (gói 400 gr), nhu cầu trung bình mỗi tháng 25 tấn; hỗn hợp rau mùa hè đông lạnh (400g), trung bình hàng tháng 25 tấn; súp lơ đông lạnh (400g), 30 tấn/tháng; bông cải xanh đông lạnh (400g), 30 tấn/tháng; đậu xanh xắt nhỏ, đông lạnh (400g), 30 tấn/tháng; nấm hương thái lát đông lạnh (400g), 25 tấn/tháng.
Mặt hàng rau quả cũng được nhiều nhà phân phối khác của Nga quan tâm. Cty City Supermarket Ltd. cần các sản phẩm rau, rễ cây, củ và trái cây như rau ướp lạnh và đông lạnh, cà chua tươi, tỏi tươi, cà rốt và củ cải tươi, súp lơ, rau diếp, cà tím, quýt, bưởi, dứa tươi và dứa khô...
Yêu cầu cụ thể về khối lượng của một số mặt hàng như sau: Quýt 10-20 tấn/tuần; cà chua 10 tấn/tuần; khoai tây 15 tấn/tuần; táo 20 tấn/tuần; quả mọng 5 tấn/tuần; rau, thảo mộc 6 tấn/tuần.
Cty Maria-ra cần các sản phẩm nấm đông lạnh (champignons, nấm) với khối lượng 30 tấn/tháng; quả (dâu, cherry) 5 tấn/tháng; rau (bông cải xanh, súp lơ, đậu...), 80 tấn/tháng. Bên cạnh đó, Cty này cũng cần nhiều loại trái cây, rau mà Việt Nam có như chanh leo, bơ, xoài, dừa, húng quế, bạc hà, xà lách...
Dựa trên yêu cầu chung của các nhà NK, phân phối ở Nga, Cục XNK tạm tính ra yêu cầu trong mỗi năm về NK các mặt hàng nông sản vào thị trường này: rau 3.400 tấn; trái cây 2.000 tấn; nấm 700 tấn; quýt 1.000 tấn; thịt và gà 10.000 tấn; thủy sản 32.000 tấn.
Yêu cầu cụ thể như sau: rau xanh 100 kg/tháng; chanh leo 1 tấn/tháng; xoài 1.000 quả/tháng (mỗi hộp 9-11 quả); bơ 4.000 quả/tháng (16-20 quả/hộp); dừa 1.500 quả/tháng.
Một số công ty khác cũng có nhu cầu rau quả, trái cây nhưng chưa đưa ra những yêu cầu cụ thể như Cty Prizma Ltd cần các loại rau, rễ rau và quả đông lạnh; Cty SPAR Tuymen cần các loại quả, sản phẩm rau và rau đông lạnh.
Nhiều DN Nga đã đưa ra các yêu cầu về thủy sản. Cty AUCHAN Ltd cần tôm bóc vỏ (300/500 gr), nhu cầu 200 tấn/năm. Cty Prizma Ltd cần các sản phẩm cá, động vật giáp xác và các loại khác.
Cty MAGNIT có nhu cầu về nhiều mặt hàng thủy sản mà Việt Nam có như cá tra phi lê đông lạnh, tôm sú, cua thanh, trai, mực, sò biển, mực chưa chế biến… Nhu cầu NK thủy sản của Cty MAGNIT là khá lớn, lên tới 2.500 tấn/tháng.
Cty Maria-ra tuy tập trung vào các sản phẩm trái cây, rau quả, nhưng cũng có nhu cầu NK cá chẽm, cá nục heo, với khối lượng 100 kg/tháng.
Các DN Nga cũng có nhu cầu NK các sản phẩm chăn nuôi, nhưng vì nhiều lý do, có lẽ các DN Việt Nam hiện chưa thể đáp ứng được các đơn hàng này. Tuy vậy, cũng xin nêu ra ở đây: Cty MAGNIT cần thịt bò, thịt lợn và các sản phẩm phụ đông lạnh, với khối lượng 800 tấn/tháng; Cty SPAR Irkutsk cần NK gà đông lạnh, khối lượng 150 tấn/năm...
Có thể bạn quan tâm

Năm nay, không chỉ nông dân trên địa bàn huyện Hướng Hóa (Quảng Trị) phấn khởi vì giá cà phê tăng hơn năm trước mà các doanh nghiệp, cơ sở thu mua, chế biến cà phê nơi đây cũng rất vui khi được Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NHNo- PTNT) huyện tạo điều kiện thuận lợi để vay vốn với lãi suất thấp.

Những tháng cuối năm, nhiệt độ xuống thấp, sức đề kháng của các loại gia súc, gia cầm yếu; đây cũng là thời điểm hoạt động mua bán, vận chuyển, giết mổ gia súc, gia cầm diễn ra sôi động nên dịch bệnh rất dễ xảy ra. Vì vậy, cùng với sự vào cuộc của các cơ quan chức năng, các hộ chăn nuôi trên địa bàn T.P Thái Nguyên cũng đang tích cực thực hiện các biện pháp nhằm chủ động phòng, chống dịch bệnh và đói rét cho đàn vật nuôi.

Thực hiện Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc sắp xếp, đổi mới các nông lâm trường, từ năm 2006, Lâm trường Lang Chánh được chuyển thành Ban Quản lý (BQL) rừng phòng hộ Lang Chánh (gọi tắt là BQL) với nhiệm vụ quản lý, bảo vệ và tổ chức sản xuất, kinh doanh trên diện tích 8.850,08 ha rừng và đất lâm nghiệp (trong đó có 3.936,838 ha rừng sản xuất, còn lại là rừng phòng hộ).

Tỉnh ta xác định lâm nghiệp là ngành kinh tế chủ lực ở 11 huyện miền núi. Từ Nghị định 02 về giao đất, giao rừng đến các chương trình trồng rừng phủ xanh đất trống, đồi trọc; trồng rừng sản xuất 661, 147, rừng gỗ lớn... đã cho thấy bước chuyển mạnh mẽ của nghề rừng ở xứ Thanh.

Đặc biệt, mô hình cải tạo vườn tạp trồng cam, chanh và cây mắc ca, quy mô 4,2 ha tại 2 thôn Hang Cáu và Quạn (xã Vạn Xuân), với 65 hộ dân tham gia đã hoàn thành. Có 933 hộ dân ở các xã tham gia chương trình cải tạo vườn tạp. Khi tham gia, các hộ dân đã được cán bộ khuyến nông huyện tập huấn kỹ thuật trồng, chăm sóc các loại cây trồng tại vườn nhà.