Nga Bật Đèn Xanh Cho Các Nhà Xuất Khẩu Thủy Sản Sri Lanka

Thị trường Nga có yêu cầu chất lượng và vệ sinh nghiêm ngặt. Một số công ty XK thủy sản của Sri Lanka đã được phía Nga cho phép XK thủy sản vào thị trường Liên bang Nga.
Theo thông cáo của chính phủ Sri Lanka, việc Nga cho phép Sri Lanka XK thủy sản sang nước này là minh chứng về chất lượng và tiêu chuẩn của sản phẩm thủy sản Sri Lanka cung cấp cho các thị trường quốc tế và cũng cho thấy khả năng đáp ứng các yêu cầu cao trong XK của Sri Lanka.
Đây là kết quả do những nỗ lực của Chính phủ Sri Lanka thông qua Đại sứ quán Sri Lanka tại Liên bang Nga, bao gồm việc cho phép 14 công ty của Sri Lanka XK đến Cộng hoà Belarus và Cộng hòa Kazakhstan mà không phải trả thuế hải quan. Nhà chức trách Sri Lanka cũng thông báo: khi các công ty này XK sản phẩm thủy sản vào Nga cũng sẽ được miễn thuế hải quan đối với cá tươi hoặc ướp lạnh, cá đông lạnh, cá philê và các loại thịt cá khác, cá khô hoặc ướp muối.
Theo thống kê của Hải quan Liên bang Nga, trong năm 2013 Nga đã NK 443.014 tấn cá và sản phẩm từ cá, với giá trị đạt 1.581 triệu USD. Trong 9 tháng đầu năm 2014, Nga đã NK 484.000 tấn cá và sản phẩm cá, với giá trị 1.422 triệu USD.
Kể từ tháng 8 năm 2014, Nga cấm NK thực phẩm từ Mỹ, phương tây và một số quốc gia khác và do đó cần tìm nguồn thay thế cho các sản phẩm này. Cục Kiểm dịch động thực vật Liên bang Nga thuộc Bộ Nông nghiệp của Liên bang Nga đã được ủy quyền NK từ các công ty thủy sản XK của Peru, Chile và Nam Phi.
Nguồn bài viết: http://www.vasep.com.vn/Tin-Tuc/378_38932/Nga-bat-den-xanh-cho-cac-nha-xuat-khau-thuy-san-Sri-Lanka.htm
Có thể bạn quan tâm

Những năm trước đây, gia đình ông Chí A Câu là một trong những hộ thuộc diện nghèo ở Cây Gáo. Dù làm nhiều nghề khác nhau nhưng cái nghèo vẫn đeo bám mãi. Năm 2009, ông bắt đầu nghề nuôi dê nhờ được hỗ trợ 4 con dê theo Chương trình nhân rộng mô hình giảm nghèo của tỉnh.

Từ lâu, người tiêu dùng gần xa đã quen với chất lượng sản phẩm khoai môn của xã Mỹ An Hưng và xã Hội An Đông. Tuy nhiên, dù có nhiều ưu điểm về chất lượng, song một thời gian dài 2 sản phẩm này vẫn bị “cào bằng” chung giá với những sản phẩm cùng loại.

Một trong những điểm nhấn của khu vực kinh tế tập thể trên địa bàn tỉnh 5 năm qua là đã xuất hiện nhiều hợp tác xã (HTX) làm ăn có hiệu quả. Từ đây, các HTX ngày càng khẳng định vị trí, vai trò trong phát triển kinh tế - xã hội, xóa đói giảm nghèo ở địa phương.

Phú Thọ là 1 trong 4 tỉnh của cả nước gồm: Phú Thọ, Nam Định, Bình Định và Bà Rịa - Vũng Tàu được Bộ Nông nghiệp và PTNT lựa chọn để triển khai thí điểm quản lý lợn đực giống với mục đích thống kê và phân loại chất lượng lợn đực giống hiện đang khai thác sử dụng trên địa bàn và khuyến cáo các cơ sở loại thải, thay thế lợn đực giống không đảm bảo chất lượng và đề xuất các giải pháp về công tác quản lý lợn đực giống trên địa bàn tỉnh.

Năm 2005, Chi cục Kiểm lâm tỉnh Quảng Trị xây dựng Đề án giao rừng tự nhiên nhằm mục đích phát triển kinh tế - xã hội, ổn định cuộc sống người dân sống trong và ven rừng, huy động sức mạnh của cộng đồng tham gia bảo vệ, phát triển bền vững nguồn tài nguyên rừng.