Nếu Giống Ngô Biến Đổi Gene Tốt, Chúng Tôi Sẵn Sàng Mua Trồng

Nếu như giống ngô biến đổi gene đúng là có ưu điểm trồng không phải phun thuốc trừ sâu vì sâu đục thân ăn vào là sâu chết và có khả năng kháng thuốc trừ cỏ, trồng xong phun thuốc trừ cỏ không cần phải chăm sóc thì chắc chắn sẽ có nhiều người dân sẽ mua.
“Nhiều người háo hức chờ đợi"
Bà Hà Thị Phương - dân tộc Thái ở xã Chiềng Khoa (huyện Mộc Châu, Sơn La) cho biết:
Mỗi năm gia đình tôi trồng hơn 40kg giống ngô DK 6919. Giống ngô này cũng rất tốt, bắp đều hơn nên năng suất cũng cao hơn so với các giống ngô trồng trước đó.
Cứ có bao nhiêu ngô bẻ xuống đều bán tươi cả cho thương lái, giá từ 3.000 – 3.700 đồng/kg, nhận tiền ngay nên chẳng phải lo nghĩ tới tách hạt, phơi sấy. Có tiền chúng tôi trả nợ cho các đại lý giống, phân bón, rồi tiếp tục mua giống trồng vụ mới.
Tuy nhiên, cái chúng tôi lo là tình hình thời tiết thất thường, có năm trồng gần đến ngày thu hoạch thì bị mưa bão, ngô đổ hết dẫn tới năng suất giảm đáng kể. Ngoài ra, trồng ngô trên diện tích đất quen thuộc cũng hay xảy ra sâu bệnh và cỏ mọc um tùm.
Với diện tích lớn, không thể đủ người đi phun thuốc trừ sâu, trừ cỏ được. Nghe nói giống ngô biến đổi gene mà Nhà nước có thể cho trồng trong thời gian tới là không có sâu và dễ dàng trừ cỏ, nhiều người cũng háo hức chờ đợi lắm.
Bà Sa Thị Hân – Chủ tịch Hội Nông dân xã Chiềng Khoa (huyện Mộc Châu – Sơn La) cho biết, hiện hầu hết các hộ dân trong xã đều trồng ngô, bình quân mỗi hộ gieo 30kg giống (1ha hết khoảng 20kg giống), thậm chí có nhà gieo tới 200kg giống, trừ chi phí, các hộ thu lãi 50-60 triệu đồng/năm.
Với đặc điểm địa hình chủ yếu là đất đổi núi nên từ nhiều năm nay, cây ngô đã trở thành cây trồng chính của người dân trong xã, góp phần xóa đói giảm nghèo, nâng cao thu nhập cho người dân, nhất là đồng bào dân tộc.
Xét về kinh nghiệm canh tác, thực tế bà con cũng còn rất nhiều hạn chế. Sau khi gieo trồng có nhiều hộ cũng chẳng có đủ thời gian để chăm sóc nên năng suất ngô cũng chưa được cao. Tính trung bình mỗi hộ hiện trồng hơn 1ha, có hộ hơn 10ha thì không thể đủ sức chăm sóc kỹ cho ngô được.
Nếu như giống ngô biến đổi gene đúng là có ưu điểm trồng không phải phun thuốc trừ sâu vì sâu đục thân ăn vào là sâu chết và có khả năng kháng thuốc trừ cỏ, trồng xong phun thuốc trừ cỏ không cần phải chăm sóc thì chắc chắn sẽ có nhiều người dân trong xã mua về trồng. Biết được trồng một giống mới vừa tốt ít công chăm sóc lại vừa có năng suất cao, ổn định thì dù đắt tiền nhiều người cũng sẽ đầu tư.
Có thể bạn quan tâm

Đã có không ít hộ nông dân thất bại khi đầu tư vào phát triển sản xuất, bởi do họ đã áp dụng không đúng quy trình kỹ thuật, thiếu vốn đầu tư, thiếu nơi tiêu thụ sản phẩm hay chưa đổi mới tư duy, cách làm mới... Ở xóm Mỹ Triều xã Thạch (Thạch Hà, Hà Tĩnh) lại có một mô hình phát triển kinh tế theo hướng đa cây cho hiệu quả khá cao.

Người dân quanh vùng đào ao để thả cá, còn bác Dương Văn Lê ở thôn Giã Bàng, xã Tề Lỗ, huyện Yên Lạc lại đào ao thả vịt. Ai cũng nghĩ bác quẩn. Vậy mà chỉ vài năm cách làm này đã giúp gia đình bác thoát nghèo, trở thành triệu phú, được cả làng làm theo.

Đó là mô hình kinh tế vườn của chàng trai dân tộc Nùng Cháng Thừa Lù - một tấm gương sáng điển hình của thôn Thanh Long xã Thanh Vân huyện Quản Bạ trong việc vươn lên thoát nghèo. Mới 27 tuổi Cháng Thừa Lù đã có trong tay hơn 3 ha cây ăn quả gồm hồng không hạt, quýt, chanh và 2 hồ nước rộng nuôi thả cá cùng số lượng lớn đàn ong nuôi lấy mật… báo hiệu một vụ mùa bội thu, khiến mọi người đến thăm thầm cảm phục.

Chi cục Thú y (Sở NN-PTNT Lâm Đồng) cho biết, từ đầu năm 2013 tới nay, lượng sản phẩm chăn nuôi của tỉnh được Chi cục kiểm dịch để xuất ra ngoài tỉnh đã tăng rất nhanh và tăng đột biến so với cùng kỳ năm 2012.

Ngô (bắp) chết đứng - hiện tượng lạ chưa từng thấy từ trước tới nay với nông dân trồng bắp ở xã Khánh An, huyện An Phú, An Giang. Hiện tượng này đang làm cho hàng trăm nông dân nơi đây hoang mang, lo lắng...