Nếu Giống Ngô Biến Đổi Gene Tốt, Chúng Tôi Sẵn Sàng Mua Trồng

Nếu như giống ngô biến đổi gene đúng là có ưu điểm trồng không phải phun thuốc trừ sâu vì sâu đục thân ăn vào là sâu chết và có khả năng kháng thuốc trừ cỏ, trồng xong phun thuốc trừ cỏ không cần phải chăm sóc thì chắc chắn sẽ có nhiều người dân sẽ mua.
“Nhiều người háo hức chờ đợi"
Bà Hà Thị Phương - dân tộc Thái ở xã Chiềng Khoa (huyện Mộc Châu, Sơn La) cho biết:
Mỗi năm gia đình tôi trồng hơn 40kg giống ngô DK 6919. Giống ngô này cũng rất tốt, bắp đều hơn nên năng suất cũng cao hơn so với các giống ngô trồng trước đó.
Cứ có bao nhiêu ngô bẻ xuống đều bán tươi cả cho thương lái, giá từ 3.000 – 3.700 đồng/kg, nhận tiền ngay nên chẳng phải lo nghĩ tới tách hạt, phơi sấy. Có tiền chúng tôi trả nợ cho các đại lý giống, phân bón, rồi tiếp tục mua giống trồng vụ mới.
Tuy nhiên, cái chúng tôi lo là tình hình thời tiết thất thường, có năm trồng gần đến ngày thu hoạch thì bị mưa bão, ngô đổ hết dẫn tới năng suất giảm đáng kể. Ngoài ra, trồng ngô trên diện tích đất quen thuộc cũng hay xảy ra sâu bệnh và cỏ mọc um tùm.
Với diện tích lớn, không thể đủ người đi phun thuốc trừ sâu, trừ cỏ được. Nghe nói giống ngô biến đổi gene mà Nhà nước có thể cho trồng trong thời gian tới là không có sâu và dễ dàng trừ cỏ, nhiều người cũng háo hức chờ đợi lắm.
Bà Sa Thị Hân – Chủ tịch Hội Nông dân xã Chiềng Khoa (huyện Mộc Châu – Sơn La) cho biết, hiện hầu hết các hộ dân trong xã đều trồng ngô, bình quân mỗi hộ gieo 30kg giống (1ha hết khoảng 20kg giống), thậm chí có nhà gieo tới 200kg giống, trừ chi phí, các hộ thu lãi 50-60 triệu đồng/năm.
Với đặc điểm địa hình chủ yếu là đất đổi núi nên từ nhiều năm nay, cây ngô đã trở thành cây trồng chính của người dân trong xã, góp phần xóa đói giảm nghèo, nâng cao thu nhập cho người dân, nhất là đồng bào dân tộc.
Xét về kinh nghiệm canh tác, thực tế bà con cũng còn rất nhiều hạn chế. Sau khi gieo trồng có nhiều hộ cũng chẳng có đủ thời gian để chăm sóc nên năng suất ngô cũng chưa được cao. Tính trung bình mỗi hộ hiện trồng hơn 1ha, có hộ hơn 10ha thì không thể đủ sức chăm sóc kỹ cho ngô được.
Nếu như giống ngô biến đổi gene đúng là có ưu điểm trồng không phải phun thuốc trừ sâu vì sâu đục thân ăn vào là sâu chết và có khả năng kháng thuốc trừ cỏ, trồng xong phun thuốc trừ cỏ không cần phải chăm sóc thì chắc chắn sẽ có nhiều người dân trong xã mua về trồng. Biết được trồng một giống mới vừa tốt ít công chăm sóc lại vừa có năng suất cao, ổn định thì dù đắt tiền nhiều người cũng sẽ đầu tư.
Có thể bạn quan tâm

Trạm Thực nghiệm nuôi trồng thủy sản Cát Tiến (sau đây gọi tắt là Trạm Cát Tiến) thuộc Trung tâm Giống thủy sản (Sở NN-PTNT) Bình Định, là nơi chuyên sản xuất giống thủy sản nước lợ và nước mặn. Điều kiện cơ sở vật chất còn hạn chế, công việc vất vả, nhưng các cán bộ của Trạm vẫn nỗ lực tạo nên những giống mới, giúp người dân nâng cao hiệu quả sản xuất.

Mô hình đã thực hiện quy trình kỹ thuật sản xuất giống và ương lươn giống theo hướng an toàn vệ sinh thực phẩm, sử dụng thức ăn phù hợp, không sử dụng thuốc hóa học, góp phần giảm chi phí sản xuất, đồng thời đảm bảo sức khỏe cho người nuôi và môi trường xung quanh.

Cá chép là loài thủy sản được nông dân chọn thả nuôi trên ruộng khá nhiều trong mùa lũ, vì loài cá này ăn thức ăn tự nhiên, tỷ lệ hao hụt ít. Năm nay lũ nhỏ, cá loại 1 ít; mặt khác, cá này dễ bị chết sau khi kéo khỏi mặt nước, nên không trữ lại được mà phải tiêu thụ ngay.

Nếu không được ông Phan Văn Nhàn, Chủ tịch Hội Nông dân phường Vĩnh Phú cho biết trước thì chúng tôi khó có thể nghĩ đó là một ông chủ đang sở hữu gần 20 trại nuôi chim bồ câu đặt tại 6 tỉnh, thành và còn là ông chủ của 4 nhà hàng ở Bình Dương và Bà Rịa - Vũng Tàu.

Trạm đã tổ chức khảo sát địa bàn, nhận thấy các hộ đăng ký nhận nuôi ở hai xã Phan Hiệp và Phan Điền có đầy đủ điều kiện để chăm sóc và phát triển đàn dê, như có đủ diện tích đất để làm bãi chăn thả và trồng cỏ, thuận lợi đường giao thông, có khả năng đầu tư phù hợp với yêu cầu kỹ thuật và nội dung của mô hình.