Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Nét Mới Sản Xuất Vụ Đông Ở Cẩm Khê

Nét Mới Sản Xuất Vụ Đông Ở Cẩm Khê
Ngày đăng: 05/11/2014

Tính đến đầu tháng 11, tiến độ sản xuất vụ đông trên địa bàn huyện Cẩm Khê vẫn được đẩy nhanh tốc độ. Cùng với chăm sóc các loại rau màu đã trồng, tiếp tục mở rộng diện tích rau, đậu, đỗ trong khung lịch cho phép, công tác phòng trừ sâu bệnh, đẩy nhanh tiến độ tiêm phòng các loại vắc xin cho đàn vật nuôi đợt II/2014 được thực hiện khẩn trương, nghiêm túc.

Diện tích ngô đông đã trồng là 906,8ha đạt 100,8% kế hoạch và tăng 20,1% so với cùng kỳ. Riêng ngô trên đất màu đạt 369,1/200ha kế hoạch, tăng 73,9% so với cùng kỳ. Khoai lang đạt 95,5% kế hoạch, tăng 2,1% so với cùng kỳ. Bí đỏ đã trồng 269,9ha/ 240ha kế hoạch đạt 112% kế hoạch, tăng 9% so với cùng kỳ. Diện tích giảm là ngô trên đất 2 lúa, giảm 1% so với cùng kỳ. Lạc giảm 49,1% so cùng kỳ.

Một số cây trồng vụ đông mới được đưa vào có triển vọng là ớt xuất khẩu được huyện liên kết với Công ty Dũng Đạt, dưa bao tử huyện liên kết với Công ty Ha Mếch, dưa chuột Nhật Bản được liên kết với Công ty Trường Sơn để bao tiêu sản phẩm đầu ra triển khai ở các xã: Đồng Cam, Điêu Lương, Hiền Đa, Hương Lung bước đầu cho hiệu quả tốt. Rút kinh nghiệm nhiều nơi rau màu vụ đông khó khăn đầu ra, trên cơ sở liên kết 4 nhà, huyện trọng tài liên kết với doanh nghiệp hỗ trợ phân bón, giống, hướng dẫn kỹ thuật, bao tiêu sản phẩm, tạo điều kiện cho nông dân yên tâm sản xuất.

Trước tình hình vụ đông khó khăn, nhiều nơi dân bỏ đất trống không thiết tha với cây trồng vụ đông, huyện tập trung chỉ đạo quyết liệt việc quy hoạch vùng sản xuất, tiếp tục dồn đổi ruộng đất, giao chỉ tiêu kế hoạch diện tích, tập trung đổi mới cơ cấu giống cây trồng, tăng cường tập huấn chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật, phân công cán bộ khuyến nông, cán bộ kỹ thuật giúp bà con nông dân.

Trong điều kiện khó khăn cắt giảm đầu tư công, huyện làm tốt việc xúc tiến đầu tư, huy động các nguồn lực cho chương trình xây dựng nông thôn mới, ưu tiên kênh mương, giao thông nội đồng  đặc biệt kêu gọi các nhà doanh nghiệp tập trung đầu tư cho nông nghiệp nông thôn. Từ việc thí điểm mô hình khuyến nông, rút kinh nghiệm nhân ra diện rộng, đến nay, cây bí đỏ đã được triển khai, nhân ra diện rộng.

Tìm hiểu được biết diện tích cây ngô trên đất hai lúa cùng lạc trên đất 2 lúa diện tích ngày càng thu hẹp vì công làm đất cao, công chăm bón, phân giống đều đắt, giá cả sản phẩm tăng, chu kỳ cho thu hoạch kéo dài, năng suất thấp, cây lạc chủ yếu lấy giống cho vụ xuân hiệu quả không cao.

Cây bí với lợi thế sinh trưởng trên vùng đất rối, chịu hạn tốt, đầu tư phân, giống không lớn, công chăm sóc không nhiều, ít sâu bệnh, ngay sau trồng sẽ cho thu hoạch rau, hoa, lá bánh tẻ, tỉa quả non bán sản phẩm ngay và thu hoạch vào cuối kỳ ngoài quả bí, hạt cũng cho giá trị kinh tế cao.

Với lợi thế quả bí  thân vỏ cứng khó dập nát, dễ bảo quản, để được lâu, vận chuyển được xa, dễ tiêu thụ. Sản phẩm rau quả của bí sản xuất theo tiêu chuẩn rau sạch, ít phải sử dụng thuốc trừ sâu, sau thu hoạch phần lá, thân cây bí được băm nhỏ trở thành phân bón ruộng cải tạo đất.

Cây bí đã được lựa chọn và lên ngôi ở Cẩm Khê. Với diện tích dồn đổi tập trung trên cánh đồng mẫu lớn, diện tích đất 2 lúa trước đây trồng ngô ở các xã Hiền Đa, Tình Cương, giờ đã được chuyển đổi sang diện tích trồng bí đỏ. Với thời gian sinh trưởng ngắn, giá trị kinh tế cao, cây bí cho hiệu quả lớn. Bà con nông dân đang tập trung tạo vùng sản xuất lớn theo hướng hàng hóa.

Trong khi thời vụ còn cho phép, huyện tiếp tục mở rộng diện tích rau, đậu, đỗ, màu trong khung lịch thời vụ lên 700ha tập trung vào các loại cải bắp, xu hào, cà chua, súp lơ, rau xanh... các loại nhằm tận dụng thế mạnh của cây trồng vụ đông mang lại thu nhập cho nông dân tạo hiệu quả kinh tế tăng thu nhập trên một đơn vị diện tích.


Có thể bạn quan tâm

Thiếu Cơ Sở Thu Mua Và Chế Biến Lạc Thiếu Cơ Sở Thu Mua Và Chế Biến Lạc

Đến nay, gia đình chị Phạm Thị Nở ở phường Hương Xuân (thị xã Hương Trà, Thừa Thiên Huế) đã thu hoạch xong 6.000 m2 lạc vụ đông xuân 2012 - 2013, sản lượng ước đạt hơn một tấn rưỡi. Đây là vụ lạc được mùa nhất từ trước đến nay, với năng suất bình quân khoảng 26 tạ/ha. Nếu giá sản phẩm ổn định như nhiều năm trước thì đây là vụ mùa thắng lợi.

05/08/2013
Vào Buôn Trồng Rau Châu Âu Vào Buôn Trồng Rau Châu Âu

Thất bại trắng tay với nghề kinh doanh bất động sản ở Đà Lạt, bà Phạm Thị Thu Cúc đến buôn Đạ Nghịt (xã Lát, Lạc Dương) tìm đất trồng trọt để sinh sống. Bà Cúc kể lại vào năm 2006, bà lần dò đến đây với số tiền vay mượn ít ỏi, chỉ đủ sang nhượng 1.000m2 đất đang trồng các loại cây “hoa màu nước trời” để chuyển sang trồng hoa lily cao cấp. Nhưng đã nghèo lại gặp cảnh “gieo neo”, sau hơn 100 ngày chăm sóc lứa hoa lily đầu tiên, bà Cúc bị lỗ hơn 50 triệu đồng.

05/08/2013
Cá Điêu Hồng Tăng Giá, Người Nuôi Phấn Khởi Cá Điêu Hồng Tăng Giá, Người Nuôi Phấn Khởi

Người dân nuôi cá điêu hồng trong bè ở huyện Cái Bè (Tiền Giang) đang phấn khởi vì trong vòng 1 tháng trở lại đây, cá điêu hồng liên tục tăng giá và đang đứng ở mức 41.000 - 45.000 đồng/kg. Với mức giá này, người nuôi có lãi từ 6.000 - 10.000 đồng/kg; trung bình mỗi bè cá có sản lượng từ 5 tấn, nông dân có thể thu lãi 50 triệu đồng.

06/08/2013
Nuôi Chim Yến Trong Khu Dân Cư Lắm Điều Rắc Rối Nuôi Chim Yến Trong Khu Dân Cư Lắm Điều Rắc Rối

Gần đây, chim yến đua nhau bay về Bạc Liêu cư ngụ. Nhiều người dân ở đây đã “thức thời” xây nhiều nhà cao tầng, dẫn dụ yến về làm tổ nhằm khai thác nguồn lợi từ loài chim này. Từ đó, kéo theo biết bao sự phiền toái, khổ sở cho những hộ dân ở gần khu vực nuôi yến.

06/08/2013
Trồng Đậu Xanh Cao Sản Trồng Đậu Xanh Cao Sản

Bà con 2 thôn Phú Sơn Nam và Phú Sơn 1, xã Hoà Khương, huyện Hoà Vang (Đà Nẵng) đang thu hoạch đợt cuối vụ đậu xanh cao sản, lần đầu tiên đưa vào SX trên vùng đất khô hạn theo chủ trương chuyển đổi cơ cấu cây trồng. Trong vòng 70 ngày kẻ từ khi tra hạt, đậu cho năng suất hơn 2 tấn/ha. Với giá 22 nghìn đồng/kg, người trồng thu hơn 40 triệu đồng/ha, cao gần gấp 2 lần trồng lúa.

06/08/2013