Hỗ Trợ Vốn Cho Người Nuôi Cá Tra

Tại đồng bằng sông Cửu Long, giá thu mua cá tra nguyên liệu đang tăng nhẹ, dao động từ 24.500 đến 25.500 đồng/kg (cao hơn so với cùng kỳ năm 2013 từ 2.900 đến 3.600 đồng/kg). Với mức giá này, người nuôi bắt đầu có lãi.
Tuy nhiên, sau một thời gian dài, nhiều hộ dân thua lỗ và phải "treo ao" thì lượng cá tra nuôi thả trở lại hầu hết đều chưa đến cỡ thu hoạch. Chưa kể, diện tích nuôi lại cũng chưa lớn vì giá cá biến động thất thường, khó dự báo trước, người dân rất hoang mang.
Khi giá cá nhích lên, những hộ nuôi cũ như chúng tôi đều rất muốn tái đầu tư sản xuất. Song, không phải hộ dân nào cũng có đủ khả năng tài chính vì đầu tư một ha nuôi cá tra tốn kém gấp nhiều lần so với trồng lúa hay trồng màu. Trong khi đó, thời gian nuôi cũng kéo dài hơn, khoảng 7 - 8 tháng.
Mặt khác, từ đầu năm 2014 đến nay, giá các loại thức ăn cho cá tăng 10- 20%, dẫn đến giá thành nuôi cá vụ 2014 để thu hoạch vào năm 2015 chắc chắn sẽ tăng cao. Vì vậy, nếu không khéo nuôi thì giá cá nguyên liệu dù có tăng, người nuôi vẫn không có lời. Ðể yên tâm sản xuất, các hộ nuôi cũng muốn liên kết với doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu cá tra để ổn định đầu ra, tránh rủi ro.
Nhưng trên địa bàn tỉnh Ðồng Tháp hiện nay rất ít doanh nghiệp có "thiện chí" liên kết nên người nuôi vẫn phải tự làm tự lo, may nhờ rủi chịu. Chính vì vậy, chúng tôi rất mong muốn Nhà nước có chính sách hỗ trợ người nuôi cá tra, trong đó mong mỏi nhất là hỗ trợ vốn để tái sản xuất.
Thực tế, mấy năm vừa qua, việc tiếp cận vốn ngân hàng của các hộ nuôi cá tra nhỏ lẻ rất khó. Thường thì mỗi ha nuôi cá tra chỉ được vay nhiều nhất một tỷ đồng, mà đó cũng phải là những hộ nuôi có uy tín. Với ngành nuôi cá tra, số vốn đó rất ít ỏi, chỉ có khả năng nuôi được 50 tấn cá.
Hiện tại, trên địa bàn tỉnh Ðồng Tháp, diện tích thả nuôi cá tra còn bỏ trống nhiều, nếu được đầu tư trở lại, chắc chắn nguồn cá tra nguyên liệu sẽ không khan hiếm như bây giờ. Trong khi đó, phần lớn người dân cũng còn rất mặn mà với nghề nuôi cá tra, nên khi có chính sách hỗ trợ hợp lý, đến tận tay người nuôi thì chắc chắn không ai bỏ lỡ cơ hội làm giàu chính đáng.
Ðược biết, mới đây Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã công bố chính sách hỗ trợ người nuôi gặp khó khăn thông qua việc xem xét cơ cấu lại nợ và tiếp tục được vay mới để phục hồi sản xuất. Hy vọng, đợt tới ngân hàng sẽ mở rộng diện cho vay với mức lãi suất ưu đãi để người dân đầu tư trở lại.
Bên cạnh đó, chúng tôi cũng mong muốn Nhà nước, doanh nghiệp có hướng mở rộng thị trường xuất khẩu và định giá cá tra xuất khẩu phù hợp để người dân yên tâm sản xuất, không lo tình trạng "trúng mùa mất giá".
Có thể bạn quan tâm

Sau hơn 05 tháng triển khai thí điểm dự án Quốc gia về mô hình nuôi luân canh tôm sú – rong câu trong ao nước lợ do Trung tâm khuyến nông, khuyến ngư tỉnh Khánh Hòa thực hiện, ngày 11/10, hộ nuôi thí điểm đã tiến hành thu hoạch tôm vụ đầu tiên theo mô hình này.

Hai vùng nuôi tôm công nghiệp tập trung đã được tỉnh phê duyệt thuộc xã Hoà Tân, TP Cà Mau và xã Tân Trung, huyện Ðầm Dơi, quy mô gần 2.000 ha. Ðây được xem là 2 vùng nuôi tạo sự đột phá cho con tôm Cà Mau từ nay đến năm 2015. Tuy nhiên, dù được phê duyệt từ năm 2011 nhưng việc triển khai thực hiện đến nay vẫn chưa có chuyển biến gì.

Trước khi đến với nghề nuôi thỏ, ông Nguyễn Hồng Phú, ở thôn Nam Tượng 1, xã Nhơn Tân, thị xã An Nhơn (Bình Định) từng lăn lộn với nhiều công việc khác nhau để mưu sinh. Khi được giới thiệu mô hình nuôi thỏ, ông đã bỏ công sức tìm hiểu thị trường, nghiên cứu kỹ thuật nuôi và quyết định làm giàu từ thỏ.

Theo phòng Nông nghiệp và PTNN huyện Vĩnh Bảo (Hải Phòng), đến nay, toàn huyện có 142 lán trại trồng nấm tại 24 xã với tổng diện tích 21.150 m2. Năm nay, huyện tiếp tục sản xuất các loại nấm mỡ, nấm sò, nấm rơm, mộc nhĩ cung cấp ra thị trường. 9 tháng qua, sản lượng thu hoạch nấm tươi của toàn huyện đạt 153 tấn.

Ông Nguyễn Ngọc Tuyên, Chủ tịch UBND xã Mỹ Thọ (Phù Mỹ - Bình Định), cho biết: Do thiếu nước tưới, vụ bắp vừa qua nông dân Mỹ Thọ chỉ trồng 79 ha bắp xen với cây hành, giảm 31 ha so cùng vụ năm ngoái. Tuy thời tiết nắng nóng kéo dài, gây khó khăn cho sản xuất, nhưng diện tích nào đã trồng thì bà con nông dân vẫn kéo điện ra đồng khai thác mạch nước ngầm để tưới, nên năng suất bắp đạt khá cao.