Nên Có Tín Dụng Hỗ Trợ Sản Xuất Cá Ngừ Theo Chuỗi Giá Trị

Sáng nay (2.4), tại thành phố Tuy Hòa, diễn đàn “tổ chức sản xuất cá ngừ theo chuỗi giá trị” do Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn phối hợp với Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Yên tổ chức đã đề cập nhiều vấn đề liên quan đến khai thác, thu mua, chế biến và thiêu thụ cá ngừ. Đây là cơ hội để ngư dân nêu lên những bất cập trong nghề khai thác cá ngừ hiện nay.
Theo số liệu thống kê, hiện cả nước có khoảng 3.500 tàu tham gia khai thác cá ngừ, với khoảng 35.000 lao động tham gia nghề này. Năm 2013, sản lượng khai thác cá ngừ vây vàng và mắt to đạt gần 16.000 tấn. Nghề khai thác cá ngừ đại dương ở Việt Nam hiện chiếm thứ 3 trong cơ cấu hàng thủy sản xuất khẩu. Tuy nhiên, nghề này còn mang tính tự phát, năng lực tổ chức khai thác, thu mua, chế biến và tiêu thụ chưa tương xứng với tiềm năng về nguồn lợi.
Tại diễn đàn, nhiều ý kiến đặt vấn đề nâng cao năng lực quản lý, chỉ đạo, điều hành của các cơ quan quản lý Nhà nước đối với nghề khai thác, thu mua, chế biến và tiêu thụ cá ngừ; các chính sách liên quan đến vay vốn tín dụng, xây dựng các mô hình tổ, đội sản xuất trên biển để nâng cao năng lực đánh bắt; các giải pháp nâng cao chuỗi giá trị cá ngừ theo hướng phát triển bền vững.
Ông Lê Văn Trúc, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Yên kiến nghị: “Chính phủ nên có gói hỗ trợ đặc biệt cho ngư dân với thời gian trung và dài hạn và lãi suất đặc biệt ưu đãi khoảng dưới 2% để ngư dân vay vốn đóng tàu, cải hoán để kỹ thuật mới đáp ứng yêu cầu thị trường”.
Có thể bạn quan tâm

Từ đầu tháng 6 âm lịch, núi rừng Thất Sơn được “tắm mát” bởi những cơn mưa đầu mùa, cây cối vươn lên trong màu xanh non tươi mới. Đây cũng là thời điểm cây bơ, hồng quân, xoài cát Hòa Lộc, thanh ca bản địa, mãng cầu… trên núi đua nhau vào vụ.

Từ đó, tôi nung nấu ý nghĩ phải thoát nghèo. Được sự hỗ trợ từ Đảng và Nhà nước, nhất là chủ trương chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, từ cuối năm 2004 với phương châm lấy ngắn nuôi dài, tôi mạnh dạn đi vay, mượn, chuyển đổi 7 ha đất trồng lúa đồi sang trồng cà phê”.

Đi dọc các cánh đồng tôm trên địa bàn tỉnh vào thời điểm sắp sửa thu hoạch vụ 2, chúng tôi chứng kiến cảnh lều bạt chỏng chơ, ao nuôi hoang hóa. Nghề nuôi tôm một thời hưng thịnh với diện tích hơn 2.000ha ao nuôi nay lâm vào cảnh tiêu điều.

Sáng ngày 8/8, Hội Thủy sản Trà Vinh tổ chức hội nghị tổng kết chương trình chuỗi cung ứng cá tra bền vững và trao Giấy chứng nhận Global GAP cho nhóm nông hộ nuôi cá tra (còn gọi là tổ hợp tác nuôi cá tra Trà Vinh), gồm: ông Giang Văn Bảy, ông Nguyễn Văn Hồng, ông Trần Văn Truyền, xã Tân Hòa, Tiểu Cần; ông Lê Văn Thắng, xã Ninh Thới, huyện Cầu Kè, tổng diện tích nuôi hơn 10.000ha.

Trong bối cảnh hàng loạt nông sản của VN rớt giá, cái tên mắc-ca gần đây được nhắc đến nhiều hơn như một loại cây trồng có lợi nhuận cao và có thể mang về hàng tỉ USD mỗi năm. Nhưng đây là loại cây thế nào và có thật sự dễ dàng kiếm tiền như vậy?