Nên Có Tín Dụng Hỗ Trợ Sản Xuất Cá Ngừ Theo Chuỗi Giá Trị

Sáng nay (2.4), tại thành phố Tuy Hòa, diễn đàn “tổ chức sản xuất cá ngừ theo chuỗi giá trị” do Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn phối hợp với Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Yên tổ chức đã đề cập nhiều vấn đề liên quan đến khai thác, thu mua, chế biến và thiêu thụ cá ngừ. Đây là cơ hội để ngư dân nêu lên những bất cập trong nghề khai thác cá ngừ hiện nay.
Theo số liệu thống kê, hiện cả nước có khoảng 3.500 tàu tham gia khai thác cá ngừ, với khoảng 35.000 lao động tham gia nghề này. Năm 2013, sản lượng khai thác cá ngừ vây vàng và mắt to đạt gần 16.000 tấn. Nghề khai thác cá ngừ đại dương ở Việt Nam hiện chiếm thứ 3 trong cơ cấu hàng thủy sản xuất khẩu. Tuy nhiên, nghề này còn mang tính tự phát, năng lực tổ chức khai thác, thu mua, chế biến và tiêu thụ chưa tương xứng với tiềm năng về nguồn lợi.
Tại diễn đàn, nhiều ý kiến đặt vấn đề nâng cao năng lực quản lý, chỉ đạo, điều hành của các cơ quan quản lý Nhà nước đối với nghề khai thác, thu mua, chế biến và tiêu thụ cá ngừ; các chính sách liên quan đến vay vốn tín dụng, xây dựng các mô hình tổ, đội sản xuất trên biển để nâng cao năng lực đánh bắt; các giải pháp nâng cao chuỗi giá trị cá ngừ theo hướng phát triển bền vững.
Ông Lê Văn Trúc, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Yên kiến nghị: “Chính phủ nên có gói hỗ trợ đặc biệt cho ngư dân với thời gian trung và dài hạn và lãi suất đặc biệt ưu đãi khoảng dưới 2% để ngư dân vay vốn đóng tàu, cải hoán để kỹ thuật mới đáp ứng yêu cầu thị trường”.
Có thể bạn quan tâm

Hiện nay, bà con nông dân trên địa bàn huyện U Minh (Cà Mau) đang tất bật bước vào vụ thu hoạch hoa màu, tập trung chủ yếu ở các xã Khánh Hòa, Khánh Thuận, Khánh Lâm, Khánh Hội, năng suất ước đạt từ 1,5 – 2 tấn/công, một số loại hoa màu đạt 2,5 tấn/công.

Mặc dù Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật Nguyễn Xuân Hồng nói rằng rau mầm rất tốt cho sức khỏe do có nhiều chất dinh dưỡng nhưng nếu sản xuất đại trà thông qua lạm dụng hóa chất kích thích sẽ là ẩn họa khó lường...

Theo Sở Nông nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh An Giang: Đến nay, phong trào lai tạo, sản xuất giống lúa phát triển mạnh. Toàn tỉnh có trên 200 tổ, đội sản xuất giống, lúa giống với diện tích trên 10.000 héc-ta, đáp ứng 95% lượng giống các loại.

Năm nay ở ĐBSCL lũ không về, ruộng đồng không có phù sa bồi đắp, không có nước làm vệ sinh gốc rạ, cỏ dại để cắt nguồn lây lan dịch bệnh.

Theo quy hoạch, đến năm 2020, diện tích lúa chất lượng cao của Hà Nội sẽ đạt 40.000ha (chiếm 43% diện tích đất canh tác lúa), tập trung ở 8 huyện ngoại thành là Ứng Hòa, Sóc Sơn, Chương Mỹ, Ba Vì, Phú Xuyên, Mỹ Đức, Thanh Oai và Thường Tín.